Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm mùa du lịch từ A - Z

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng có thể xảy ra quanh năm. Trên thực tế vào mùa nóng, tình trạng này diễn ra nhiều hơn thường là mùa du lịch.

Ngộ độc thực phẩm thường mắc trong cùng một gia đình hoặc một nhóm bạn trong cùng một bữa tiệc. Tình trạng này xảy ra khi mọi người  cùng ăn chung một loại thức ăn bị nhiễm độc.

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm

Thực tế có rất nhiều vi sinh vật có thể gây nên ngộ độc thực phẩm. Có thể kể đến vi khuẩn, vi nấm và nấm. Vi khuẩn hay gặp nhất là vi khuẩn tả (V. Cholerae) và họ vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn tả có khả năng sống trong môi trường nước và thực phẩm lâu. Chúng có khả năng phát triển nhanh và lây lan mạnh rất dễ gây nên dịch bệnh.

Vi khuẩn tả có độc tố rất mạnh  nên khi mắc bệnh tả rất nghiêm trọng nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời rất dễ đưa đến trụy tim gây tử vong hoặc bị suy thận cấp vì mất nước và chất điện giải ồ ạt.

- Ngoài ra, còn có vi khuẩn thương hàn (Salmonella),vi khuẩn Campylobacter, hay vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, hoặc lỵ amip cũng dễ gây nên ngộ độc thực phẩm khi con người ăn phải một số lượng đáng kể. Vi khuẩn thương hàn còn gây ra các biến chứng như thủng ruột hoặc nhiễm trùng huyết. Thực tế với lỵ amip có thể gây áp xe gan, thủng ruột,...

- Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus) - Đây là loại vi khuẩn vừa gây bệnh bằng nội độc tố và ngoại độc tố. Ngoại độc tố của nó là một loại ngoại độc tố đặc biệt: độc tính của nó cao và có khả năng chịu nhiệt tốt cho nên nó khó bị huỷ diệt khi đun nấu không đủ nhiệt độ. 

Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng gây ra có triệu chứng: đau bụng dữ dội và buồn nôn. Nôn trong vòng vài giờ đầu sau khi ăn.
- Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do một số vi nấm như Aspergillus, Penicillium hoặc nấm độc.

- Ngộ độc thực phẩm do hóa chất cũng là một dạng bệnh thường xảy ra tại các nước nông nghiệp như nước ta. Hiện nay có nhiều loại hóa chất được dùng trong nông nghiệp với mục đích làm tăng trưởng cây trồng hoặc diệt côn trùng, sâu bọ hoặc trong bảo quản thực vật. 

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

Đi du lịch, nếu chẳng may bạn có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn cần bình tĩnh và nên thực hiện các biện pháp sơ cứu sau. Điều này nhằm giảm thiểu ảnh hưởng, cũng như tác động xấu đến sức khỏe.

Gây buồn nôn

Với những người có triệu chứng ăn phải thực phẩm nhiễm độc cần lập tức dùng mọi biện pháp kích thích nôn hết những thức ăn ra khỏi dạ dày. Có thể dùng ngón trỏ đã được rửa sạch ép vào góc lưỡi người bệnh gây nôn hoặc pha nước muối ấm để kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt nhằm hạn chế các loại độc tố ngấm vào cơ thể.

Trong quá trình gây nôn cần chú ý:

- Để người bệnh nằm nghiêng; kê cao phần đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ người bệnh tử vong do sặc hoặc ngạt thở.

- Đối với trẻ em, cần khéo léo tránh gây xước cổ họng trẻ.

Có thể giữ lại những mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, thậm chí giữ cả những mẫu thức ăn người bệnh vừa nôn để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc

Bù thêm nước

Cần bù nước, cho người bị ngộ độc thực phẩm uống nước vì bị ngộ độc thực phẩm có thể nôn và tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước. Nghỉ ngơi và có thể bù nước cho người bệnh bằng dung dịch oresol được pha theo chỉ dẫn.

Cần đến ngay cơ sở y tế nếu có một hay nhiều triệu chứng:
- Cơ thể lên cơn sốt

- Đi ngoài có lẫn máu trong phân

- Tiêu chảy kéo dài quá 72h và hoặc nôn nhiều lần, có dấu hiệu mất nước nặng: choáng váng khi thay đổi tư thế, yếu cơ, giảm lượng nước tiểu...

Phòng ngộ độc thực phẩm mùa du lịch

Cần vệ sinh thực phẩm đúng cách để phòng bệnh.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm người dân nên ý thức thực hiện:

- Chọn hàng quán có uy tín, có lượng khách đông khi đi ăn

- Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn.

- Tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi...

- Nước uống và chế biến thực phẩm phải là nước sạch. Không nên ăn rau sống kể cả các loại rau dùng ăn kèm trong ăn phở, bún chả, thịt nướng, thịt chó...

- Không nên ăn hoặc uống các loại thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh như nước đá cây, nước mía bán vỉa hè, kem bán dạo.

- Những loại thực phẩm hoặc thức ăn chín khi nghi ngờ không đảm bảo chất lượng và VSATTP thì tuyệt đối không mua. Những người đi du lịch hay người dân khi thấy các loại thức ăn đã chế biến sẵn nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh thì tuyệt đối từ chối sử dụng

Đối với nhà hàng, khách sạn: Cần hướng dẫn và có theo dõi vấn đề thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Chọn thực phẩm, thức ăn có nguồn gốc rõ ràng

- Các loại thực phẩm cần phải nấu chín và khi chưa dùng đến hoặc thực phẩm thừa trong các bữa ăn muốn giữ lại thì chỉ để ở nhiệt độ của phòng không quá 2 giờ và sau đó cần cho vào bảo quản ở vào tủ lạnh.

- Các loại rau, quả cần ngâm vào nước sạch và rửa thật kỹ trước khi đưa vào chế biến (rau) hoặc ăn (trái cây).

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo