Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Cúng cô hồn tháng 7 cần gì? Bài cúng cô hồn đầy đủ và chuẩn nhất

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là “tháng cô hồn”, dễ mang lại xui xẻo và những điều không tốt. Để hạn chế những điều không hay xảy ra nên lễ cúng cô hồn tháng 7 được ra đời. Vậy, lễ cúng này cần những điều gì? Bách Hóa Vì Dân xin gửi đến bạn đến bài cúng đầy đủ và chuẩn nhất.

Cúng cô hồn tháng 7 là gì?

Theo tín ngưỡng của người Đông Nam Á nói chung và người Việt nói riêng, con người gồm hai phần là phần hồn và phần xác. Khi con người còn sống, hồn và xác sẽ hòa với nhau làm một. Tuy nhiên, khi chết đi thì phần hồn sẽ rời xa phần xác. Phần xác của chúng ta tuy bị phân hủy nhưng phần hồn sẽ luôn tồn tại trên cõi đời.

Tại cõi trần, con người khi sống lương thiện, hay làm điều tốt thì sẽ được đầu thai sang kiếp khác. Còn những người khi sống gian ác, làm điều hại người thì sẽ bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói hay quấy nhiễu dương thế.

Người sống gian ác sẽ bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói

Cúng cô hồn tháng 7 thực chất có nguồn gốc từ người bạn láng giềng Trung Quốc. Truyền thuyết dân gian Trung cho rằng vào ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch hàng năm, Diêm vương sẽ ra lệnh bắt đầu mở quỷ môn quan cho quỷ đói, ma chơi được trở lại nhân gian. Và đến ngày 15 tháng 7 âm lịch thì Diêm Vương lại lệnh cho đóng cửa để các vong hồn ma quỷ phải trở lại địa ngục.

Ở Việt Nam, cúng cô hồn cũng là một nghi thức lâu đời, gắn liền với văn hóa thờ cúng tại nước ta. Nghi lễ cúng được diễn ra nhằm cầu cho những linh hồn đang sống lang thang, chết oan không nơi nương tựa được siêu thoát. Việc này sẽ giúp những vong linh được hưởng một chút hương hoa, đồ thờ cúng ở trần gian vào tháng 7. Mặt khác, nghi thức cúng này cũng giúp đẩy xui, xua hạn và mang về may mắn, bình an cho gia chủ.

Cúng cô hồn tháng 7 tốt nhất vào lúc nào?

Thường thì cúng cô hồn tháng được diễn ra nhiều lần trong năm vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng và ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm.
Ngày 15 hay còn gọi là ngày rằm tháng 7 là ngày cúng cô hồn lớn nhất trong năm và nhà nào cũng thực hiện lễ cúng cô hồn này.

Cúng cô hồn hàng tháng vào ngày 2 và 16 là lễ cúng dành cho những người làm kinh doanh chứ không áp dụng phổ biến cho đại đa số các gia đình.

Có nhiều thời điểm khác nhau trong ngày để chúng ta có thể lựa chọn để cúng âm hồn. Nhưng theo số đông, thời điểm thích hợp được nhiều gia đình chọn là vào chiều tối. Bởi quan niệm dân gian nghĩ rằng ánh sáng mạnh sẽ làm cô hồn yếu ớt, không chạm được những vật phẩm gia đình cúng dường.

Cúng cô hồn tháng bảy vào lúc nào

Cúng cô hồn tháng 7 cần gì?

Cũng như các lễ cúng như nhập trạch, tân gia,... lễ cúng cô hồn cũng phải chuẩn bị những vật phẩm kỹ lưỡng và đầy đủ. Dưới đây là một số lễ vật cúng cô hồn tháng 7 bạn nhất định phải chuẩn bị:

  • Tiền vàng mã, giấy áo quan, nhang, nến.
  • Tiền mặt thật với mệnh giá thấp như: 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng và 5000 đồng.
  • Mâm ngũ quả tươi
  • Trầu cau, vôi và hoa tươi
  • Ngô luộc, sắn luộc, khoai luộc, mía cắt khúc.
  • 12 bát cháo trắng nấu loãng
  • Chè, xôi, rượu trắng
  • Kẹo, bỏng ngô, đường thẻ
  • 01 đĩa muối gạo, 03 ly nước trắng
  • 05 chiếc bát và 05 đôi đũa
  • Thịt heo quay.

Mâm cúng cô hồn tháng bảy đầy đủ

Bài cúng cô hồn tháng 7 đầy đủ và chuẩn nhất

Bên cạnh những lễ vật, mâm cúng thì việc chuẩn bị bài cúng cô hồn tháng 7 hay còn gọi là văn cúng chúng sinh cũng vô cùng quan trọng. Văn cúng cô hồn cần chuẩn bị chỉn chu thì việc cúng mới diễn ra một cách suôn sẻ, nhanh chóng. Dưới đây là bài cúng đầy đủ, chuẩn nhất để bạn có thể thực hiện tại nhà:
Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!( 3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Quan Thế  m Bồ Tát
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong linh hải hà
 m cung mở cửa ngục ra
Vong linh không nhà, không cửa
Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mồ, không mả bốn phương
Gốc cây, xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa ngày đêm lang thang
Quanh năm đói rét, cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn Nam - Bắc - Đông - Tây
Trẻ già, trai gái về đây họp đoàn
Dù rằng: chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút, chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đau
Chết đâm, chết chém, chết đánh nhau tiền đình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sản sinh giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Văn khấn cúng rằm
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước - sau
Cơm canh cháo nẻ, trầu cau
Tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ - xanh
Gạo muối, quả thực, hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang - thịnh vượng - hòa hài - gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận, hưởng xong rồi
Dắt nhau già, trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được chia phân
Kính cáo Tôn thần, chứng minh công đức cho tín chủ con
Tên là: …. ngụ tại:... tên vợ/chồng/ con: …
Nam mô A Di Đà Phật!( 3 lần)

Bài văn cúng cô hồn tháng 7 đúng chuẩn

Những lưu ý khi cúng cô hồn tháng 7 cần tránh

Dưới đây là những lưu ý bạn nhất định cần tránh khi cúng cô hồn:

  • Đặt lễ cúng cô hồn phải đặt ở hành lang hoặc ngoài trời. Không được để mâm cúng trong nhà, tốt nhất nên để lễ trước cửa nhà hoặc nơi buôn bán.
  • Khi cúng xong, nên hóa hết áo quan, vàng mã ngay tại chỗ. Sau đó, lấy đĩa muối gạo rải ra xa tám hướng, đặc biệt là ngã tư, ngã ba.
  • Cúng cô hồn nên đặt ngoài trời
  • Vật phẩm cúng cô hồn thì người cúng và gia đình không nên đem vào nhà cũng không được dùng.
  • Khi rải vàng mã ra mâm cúng phải để về 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, mỗi hướng đặt từ 3 - 7 cây nhang.
  • Nên cúng cô hồn sau giờ Ngọ tức là sau 12 giờ trưa. Bởi theo quan niệm người xưa thì khi mặt trời mọc đến 12h là giờ dương khí. Ngược lại, sau giờ trưa đến tối là âm khí.
  • Không nên để trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người già lại gần khi cúng cô hồn bởi dễ bị quấy rối, trêu chọc.
  • Nhiều người cho rằng, khi cúng đồ chay thì các cô hồn sẽ dễ được siêu thoát hơn. Tuy vậy, tùy điều kiện bạn cũng có thể lựa chọn mâm cúng phù hợp. Bên cạnh đó, khi cúng không nên xin cụ thể gì, chỉ nên thành tâm gửi hương hoa, trà quả lấy lộc tháng cô hồn.
  • Khi mua tiền vàng, lễ vật phải từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 - 50 bộ.
  • Không nên đọc văn khấn khi chưa diễn ra lễ cúng vì đây là điều kiêng kỵ.
  • Tuyệt đối không ăn vụng đồ cúng. Nếu nhà có động vật như mèo, chó thì hãy tránh xa các mâm đồ cúng trong thời gian cúng lễ.

Tuyệt đối để động vật tránh xa mâm cúng

Hy vọng rằng, với những thông tin về cúng cô hồn tháng 7 mà Bách Hóa Vì Dân chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ cúng này để từ đó thực hiện đầy đủ nhất. Như quan niệm xa xưa “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” sẽ giúp được gia đình bạn tránh xa những điều xui xẻo trong tháng này bạn nhé.
 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo