Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Sử dụng pháo trái phép trong dịp Tết 2023 bị xử phạt thế nào?

Trong dịp Tết Âm lịch 2023, người dân sẽ được sử dụng những loại pháo nào? Nếu sử dụng pháo trái phép thì Nhà nước xử phạt ra sao?

Dịp Tết Âm lịch 2023, người dân có được sử dụng pháo hoa?

Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của nhà nước về quản lý, sử dụng pháo được quy định như sau:

Cơ quan, tổ chức, hay cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được  phép sử dụng pháo hoa trong những trường hợp sau: Lễ, tết, cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị, khai trương, trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Cơ quan, tổ chức, hay cá nhân khi có nhu cầu sử dụng pháo hoa thì chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được Nhà nước cho phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Chính vì vậy, theo quy định trên người dân sẽ được phép sử dụng pháo hoa trong dịp tết âm lịch 2023 sắp tới.

Loại pháo hoa người dân được sử dụng trong dịp Tết Âm lịch 2023 là gì?

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP định nghĩa về pháo hoa được hiểu như sau:

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo và sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Ngay khi có tác động của xung kích thích nhiệt, cơ, hóa, điện tạo ra những hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và màu sắc trong không gian. Đồng thời nó loại pháo không gây ra tiếng nổ.

sử dụng pháo trái phépDịp Tết Âm lịch 2023, người dân có được sử dụng pháo hoa?

Sử dụng pháo trái phép trong dịp Tết Âm lịch 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại điểm i khoản 3 Điều 11 thuộc Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Sử dụng pháo trái phép phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng

  • Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, trao đổi, gửi, cho, tặng, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa cố tình nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép. Hay chi tiết, cụm chi tiết của vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế phẩm vũ khí, phế liệu, vật liệu nổ.

  • Vận chuyển hoặc tiêu hủy các loại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hay công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn. Hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Không thử nghiệm, không kiểm định, không đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được sự cho phép sản xuất, kinh doanh, hay sử dụng vũ khí, các công cụ hỗ trợ tại Việt Nam.

  • Tàng trữ, vận chuyển trái phép một số loại phế liệu, phế phẩm vũ khí hay công cụ hỗ trợ.

  • Vận chuyển, tàng trữ trái phép các loại đồ chơi nguy hiểm đã bị cấm.

  • Bán tiền chất thuốc nổ cho các tổ chức, doanh nghiệp khi các đơn vị này chưa được cấp Giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về an ninh trật tự và Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ cùng chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, hoặc chưa có văn bản chấp thuận nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Làm mất vũ khí thô sơ, các công cụ hỗ trợ đã được trang bị.

  • Sử dụng vũ khí, các công cụ hỗ trợ mà không có bất kỳ giấy phép nào.

  • Sử dụng các loại pháo và thuốc pháo trái phép.

  • Có giấy phép chế tạo, trang bị, tàng trữ, hay vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ nhưng lại không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ tại Điều 305 thuộc Bộ luật Hình sự 2015 (một số khoản đã được sửa đổi bởi khoản 107 Điều 1 của Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.

Sử dụng pháo trái phép bị phạt như thế nào?

Sử dụng pháo trái phép phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

  • Là đội ngũ có tổ chức.

  • Thuốc nổ các loại có khối lượng từ 10 kg - bé hơn 30 kg.

  • Các loại phụ kiện nổ thuộc số lượng lớn.

  • Vận chuyển, mua bán vượt qua biên giới.

  • Gây chết người.

  • Gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe của người khác và tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên.

  • Gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương của họ từ 61% - 121%;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến bé hơn 500 triệu đồng.

  • Tái phạm mang tính nguy hiểm.

Sử dụng pháo trái phép phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

  • Chứa thuốc nổ các loại tổng hợp từ 30kg đến 100kg.

  • Các loại phụ kiện pháo nổ có số lượng lớn.

  • Làm 02 người tử vong.

  • Gây thương tích, tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên tổng tỷ lệ tổn thương từ 122% đến 200%.

  • Gây thiệt hại về tài sản trong khoảng 500.000.000 đồng - 1.500.000.000 đồng.

Phạt tù từ 15 - 20 năm hoặc tù chung thân khi sử dụng trái phép

  • Thuốc nổ các loại tổng khối lượng từ 100kg trở lên.

  • Một số loại phụ kiện nổ có lượng đặc biệt lớn.

  • Làm 03 người tử vong trở lên.

  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương của họ từ 201% trở lên.

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.

Như vậy theo quy định của Nhà nước thì khi người dân sử dụng pháo trái phép có thể sẽ bị phạt tù từ 1 - 5 năm. Cao nhất sẽ bị phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc có thể là tù chung thân.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo