-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

7+ thói quen xấu trong nấu ăn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm
Các chị em nội trợ thường có những thói quen riêng khi vào bếp dù không biết nó đúng hay sai. Chính vì thế, có nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do những thói quen này mà ra. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số những sai lầm nghiêm trọng trong bài viết dưới đây.
Ngộ độc thực phẩm do không rửa tay trước khi chế biến
Một thói quen xấu mà có rất nhiều chị em phụ nữ mắc phải đó chính là không rửa tay hoặc rửa tay không đúng cách trước khi chế biến món ăn. Hãy nhớ, chỉ cần bạn bỏ 20 giây rửa tay với xà phòng và nước là bạn đã có ngay một bàn tay sạch sẽ và hạn chế được vi khuẩn rồi.
Sử dụng miếng rửa bát quá lâu
Miếng rửa bát là vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong bất kỳ nơi nào khác trong nhà bao gồm cả nhà vệ sinh. Đây là vật dụng sinh ra vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. Cách tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng miếng rửa bát trong 1 tháng rồi thay miếng khác để sử dụng.
Sử dụng miếng rửa bát quá lâu dễ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm do thói quen thử đồ ăn còn dùng được hay không?
Chị em nội trợ nào cũng vậy, thường tiếc đồ ăn cũ nên sẽ thử xem có còn dùng được không. Tuy nhiên, khi nuốt một lượng đồ ăn bị nhiễm khuẩn bạn vẫn có thể mắc bệnh. Chính vì thế, bạn cần bỏ ngay thói quen thử đồ ăn cũ còn thừa bởi nó không có tác dụng gì. Thực tế, vi khuẩn trong thực phẩm sẽ không thể nhận biết bằng cách nhìn, ngửi hay nếm.
Bỏ qua nhiệt độ nguy hiểm của thực phẩm
Nhiệt độ nguy hiểm của thực phẩm thông thường dao động trong khoảng 4,4 độ C - 160 độ C. Tại nhiệt độ này, vi khuẩn có thể sản sinh nhanh trong 20 phút. Muốn đảm bảo thức ăn không nằm trong nhiệt độ nguy hiểm, bạn không nên rã đông thực phẩm tại nhiệt độ phòng. Cách tốt nhất là bạn sử dụng ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm chúng trong chậu nước lạnh. Hạn chế, không để thực phẩm tại nhiệt độ phòng quá 2 giờ và không quá 1 giờ tại nhiệt độ trên 32 độ.
Bỏ qua nhiệt độ nguy hiểm của thực phẩm là thói quen xấu của chị em
Rửa thịt gia cầm không đúng cách, gây ngộ độc thực phẩm
Có một điều bạn cần biết đó chính là không cần rửa thịt gia cầm. Bởi nếu bạn rửa thịt gia cầm nước sẽ bắn khắp mọi nơi làm vi khuẩn dần lây lan trên bồn rửa bát và các bề mặt xung quanh. Cẩn thận hơn bạn có thể sử dụng khăn giấy sạch lau trên bề mặt của thực phẩm. Cách để giết sạch hết vi khuẩn trên gia cầm là nấu thật kỹ, nhiệt độ khoảng 74 độ C.
Không kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh thường xuyên
Không kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh là điều mà chị em thường quên. Nếu tủ không có nhiệt độ đủ lạnh sẽ dễ khiến cho vi khuẩn lây lan nhanh. Hãy sử dụng nhiệt kế tủ lạnh để kiểm tra nhiệt độ thường xuyên. Lưu ý rằng, nhiệt độ thích hợp nhất của ngăn mát là dưới 4,4 độ C và tủ đông là < - 17 độ C.
Sử dụng lại các túi, giỏ đựng thịt sống
Tái sử dụng các loại túi, giỏ đựng thịt sống sẽ khiến vi khuẩn ngày càng lây lan. Để tránh các nguy cơ ngộ độc thực phẩm bạn nên thường xuyên rửa lại giỏ đựng dưới nước nóng. Cách tốt nhất là hãy đựng thịt vào gói trong túi nhựa rồi hãy cho vào giỏ.
Sử dụng lại các túi, giỏ đựng thịt sống dễ khiến ngộ độc thực phẩm
Sắp đặt thịt sống phía trên thức ăn khác trong tủ lạnh
Vi khuẩn nằm trong thịt sống sẽ lây lan đến các thực phẩm khác trong tủ lạnh. Cách tốt nhất là hãy bảo quản thịt sống ở ngăn phía cuối cùng của tủ lạnh. Tách biệt thịt sống và thịt đã được chế biến để nó không ảnh hưởng đến nhau.
Trên đây là những sai lầm nghiêm trọng các chị em phụ nữ thường mắc phải và dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn cũng đang có một trong những thói quen xấu trên thì hãy dừng lại ngay nhé. Hãy đảm bảo sức khoẻ của chính mình và người thân trong gia đình.
Xem thêm:
- Liệt kê những tác hại của đồ ăn nhanh đối với cơ thể con người
- Giải đáp vấn đề hồng ban đa dạng có nguy hiểm không?
- Thông tin tổng hợp về nồng độ cồn của bia trên thị trường Việt Nam
- Uống bia có béo không? Cách uống bia không tăng cân ít người biết
- Mắt sưng khi ngủ dậy: Nguyên nhân và phương pháp khắc phục
- Ngộ độc rượu - Cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn phá hủy cơ thể
- Vi khuẩn ăn thịt người và những nguy hiểm chưa được nói đến
- Cao huyết áp nên ăn gì? Thực phẩm người cao huyết áp nên loại trừ
- Tác dụng của tinh dầu tỏi và một số lưu ý trong sử dụng
- Cao huyết áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Chế độ ăn uống nào là hợp lý
- Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? 3 dấu hiệu khỏi bệnh bạn nên biết
- Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? 3 giai đoạn quan trọng bạn nên biết
- Cảnh giác với những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
- Mách bạn 5 loại đồ ăn vặt ngon, không béo nhất định phải ăn thử
- Bánh trung thu và những điều “đại kỵ” không phải ai cũng biết
- Top 5 thói quen "đại kỵ" dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ ai cũng mắc phải
- Đau dạ dày kiêng gì? Top 3+ những điều bạn nên tránh khi bị đau dạ dày
- Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 7 loại thực phẩm phòng chống dịch cúm A hiệu quả nhất
- TOP 03 thực phẩm nên ăn khi bị thiếu máu não
- TOP 08 loại thức uống giải nhiệt ngày hè
- Những sai lầm khi ăn trứng gây nguy hiểm đến sức khỏe
- Chuyên gia chỉ cách chống muỗi gây bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
- Danh sách những thực phẩm tốt cho da khoẻ mạnh
- Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm mùa du lịch từ A - Z
- Top các thực phẩm tăng sức đề kháng phòng chống covid-19
- 15 cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da
- 08 lợi ích sức khỏe cực tốt từ nước dừa
- 9 thực phẩm tốt cho não bộ giúp tỉnh táo
- 11 loại thực phẩm giúp giải độc gan hiệu quả
- Trà Vằng giúp giảm cân, những điều nên biết.
- Hiệu quả giảm cân ấn tượng từ Gừng và Mật Ong
- Sữa chua tốt hay không tốt cho dạ dày?
- 29 loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe
- 09 loại thực phẩm dễ tìm giúp giảm cân