-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Mới đây, tổ chức y tế thế giới WHO vừa tổ chức một cuộc họp khẩn và đưa ra nhiều cảnh báo về căn bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát. Nhiều quốc gia trên thế giới như Ý, Pháp, Mỹ, Úc, Tây Ban Nha,... đang xuất hiện loại bệnh này và có nguy cơ lây lan sang các nước khác.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị loại bệnh này qua bài viết dưới đây.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp và cùng họ với căn bệnh đậu mùa phổ biến. Các tài liệu y khoa ghi nhận những ca bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm trực tiếp khi có sự tiếp xúc với người nhiễm (giọt bắn được hô hấp, quần áo, khăn mặt, dịch tiết,...). Chưa có tài liệu nào xác nhận việc đậu mùa khỉ có lây qua đường tình dục. Tuy vậy, tổ chức y tế thế giới WHO đã công bố ghi nhận bệnh ở những trường hợp quan hệ tình dục đồng tính ở nam giới. Đối tượng mắc bệnh có thể là người lớn hoặc trẻ nhỏ.
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường giọt bắn và dịch tiết
Các nhà khoa học cũng cho biết, căn bệnh này có tỷ lệ lây lan thấp hơn so với dịch COVID-19. Hầu hết những người khi mắc bệnh này đều có thể phục hồi sau vài tuần, số lượng người tử vong cũng không cao. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu nếu không kịp thời tiêm vaccine.
Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ
Theo y văn, chủng virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ Poxviridae và được phát hiệu lần đầu vào năm 1958. Virus gây bệnh này được phát hiện tại 02 ổ dịch giống với căn bệnh đậu mùa xảy ra ở loài khỉ trong phòng nghiên cứu nên căn bệnh này được gọi là bệnh đậu mùa khỉ. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, khỉ không phải là tác nhân dẫn đến bùng phát dịch này. Theo WHO, loài gặm nhấm là nguồn lây lớn nhất. Tuy nhiên vẫn vẫn chưa thể xác định chính xác được.
Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ
Triệu chứng gây bệnh đậu mùa khỉ
Dưới đây là những triệu chứng của căn bệnh đậu mùa khỉ mà bạn nên biết:
Thời gian ủ bệnh
Một người mắc đậu mùa khỉ có thời gian ủ bệnh từ 05 đến 21 ngày. Sau thời gian này thì các triệu chứng của căn bệnh này mới bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, cũng có một vài nghiên cứu cho rằng, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 07 đến 14 ngày.
Triệu chứng bệnh
Người khi mắc bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện những biểu hiện đầu tiên bao gồm:
- Sốt (đây là triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này)
- Đau đầu, đau lưng, đau cơ
- Mệt mỏi, uể oải
- Ớn lạnh
- Nổi hạch
Sau khi người mắc bệnh đậu mùa khỉ có biểu hiện sốt, thì trong vòng 01 đến 03 ngày có thể bị phát ban. Các nốt phát ban có thể xuất hiện ở những nơi như:
- Mặt: có đến 95% bệnh nhân mắc bệnh này đều phát ban trên mặt.
- Lòng bàn chân, bàn tay: tỷ lệ phát ban ở những nơi này lên đến 75%
- Miệng, mắt, cơ quan sinh dục
Các nốt phát ban lúc đầu chỉ hơi sần trên da, sau đó sẽ phát triển nghiêm trọng hơn để trở thành mụn nước, sưng to rồi chuyển sang dạng mủ rồi mới khô lại, đóng vảy và xẹp dần. Thường thì các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ sẽ kéo dài từ nửa tháng đến một tháng rồi tự khỏi mà người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị nào.
Bệnh đậu mùa khỉ phát ban tại mặt lên đến 95%
Đọc thêm: Adenovirus là gì? Adenovirus nguy hiểm như thế nào đến trẻ nhỏ
Cách điều trị
Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có bất kỳ phương pháp hay thuốc đặc trị nào cho bệnh đậu mùa khỉ. Người mắc bệnh không cần quá lo lắng bởi bệnh này có thể tự thuyên giảm và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc có thể điều trị đậu mùa khỉ có thể kể đến như: Thuốc kháng virus cidofovir, thuốc nghiên cứu brincidofovir, thuốc kháng virus tecovirimat,... Những loại thuốc này có hoạt tính chống lại virus đậu mùa trên khỉ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có loại thuốc nào được nghiên cứu hay sử dụng tại vùng dịch để điều trị căn bệnh này.
Lưu ý, người từng tiêm vaccine ngừa đậu mùa khỉ vẫn có nguy cơ mắc bệnh này. Tuy vậy, khi tiêm vaccine rồi thì triệu chứng của bệnh thường nhẹ hơn, không có diễn biến nặng cũng như biến chứng để lại vô cùng ít.
Tiêm vaccine đậu mùa khỉ sẽ tránh được tình trạng bệnh diễn biến nặng
Trên đây là những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ mà Bách Hóa Vì Dân muốn gửi đến bạn. Để đảm bảo sức khỏe gia đình, cách tốt nhất hãy để mọi thành viên được tiêm phòng vaccine đậu mùa khỉ đầy đủ. Tiếp tục theo dõi những thông tin bổ ích về sức khỏe trên tại website chính thức của chúng tôi qua mục Sức khoẻ đời sống.
Xem thêm:
- Liệt kê những tác hại của đồ ăn nhanh đối với cơ thể con người
- Giải đáp vấn đề hồng ban đa dạng có nguy hiểm không?
- Thông tin tổng hợp về nồng độ cồn của bia trên thị trường Việt Nam
- Uống bia có béo không? Cách uống bia không tăng cân ít người biết
- Mắt sưng khi ngủ dậy: Nguyên nhân và phương pháp khắc phục
- Ngộ độc rượu - Cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn phá hủy cơ thể
- Vi khuẩn ăn thịt người và những nguy hiểm chưa được nói đến
- Cao huyết áp nên ăn gì? Thực phẩm người cao huyết áp nên loại trừ
- Tác dụng của tinh dầu tỏi và một số lưu ý trong sử dụng
- Cao huyết áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 7+ thói quen xấu trong nấu ăn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Chế độ ăn uống nào là hợp lý
- Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? 3 dấu hiệu khỏi bệnh bạn nên biết
- Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? 3 giai đoạn quan trọng bạn nên biết
- Cảnh giác với những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
- Mách bạn 5 loại đồ ăn vặt ngon, không béo nhất định phải ăn thử
- Bánh trung thu và những điều “đại kỵ” không phải ai cũng biết
- Top 5 thói quen "đại kỵ" dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ ai cũng mắc phải
- Đau dạ dày kiêng gì? Top 3+ những điều bạn nên tránh khi bị đau dạ dày
- 7 loại thực phẩm phòng chống dịch cúm A hiệu quả nhất
- TOP 03 thực phẩm nên ăn khi bị thiếu máu não
- TOP 08 loại thức uống giải nhiệt ngày hè
- Những sai lầm khi ăn trứng gây nguy hiểm đến sức khỏe
- Chuyên gia chỉ cách chống muỗi gây bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
- Danh sách những thực phẩm tốt cho da khoẻ mạnh
- Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm mùa du lịch từ A - Z
- Top các thực phẩm tăng sức đề kháng phòng chống covid-19
- 15 cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da
- 08 lợi ích sức khỏe cực tốt từ nước dừa
- 9 thực phẩm tốt cho não bộ giúp tỉnh táo
- 11 loại thực phẩm giúp giải độc gan hiệu quả
- Trà Vằng giúp giảm cân, những điều nên biết.
- Hiệu quả giảm cân ấn tượng từ Gừng và Mật Ong
- Sữa chua tốt hay không tốt cho dạ dày?
- 29 loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe
- 09 loại thực phẩm dễ tìm giúp giảm cân