-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Giải đáp vấn đề hồng ban đa dạng có nguy hiểm không?
Bệnh hồng ban đa dạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em chiếm khoảng 20%, ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Ngoài gây tổn thương da, bệnh này còn có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến người bệnh. Vậy hồng ban đa dạng là bệnh gì, nguyên nhân và triệu chứng như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp vấn đề trên nhé.
Cùng tìm hiểu bệnh hồng ban đa dạng là gì?
Bệnh hồng ban đa dạng là một phản ứng quá mẫn của cơ thể do nhiễm trùng, thường gặp là do virus herpes simplex (HSV). Biểu hiện của bệnh là những vết ban trên da đặc trưng bởi một tổn thương đích điển hình, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc.
Bệnh ảnh hưởng đến tất cả nhóm tuổi và chủng tộc, nhưng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 - 40 tuổi, trong đó nam giới thường chiếm ưu thế.
Hồng ban đa dạng là bệnh gì?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh hồng ban đa dạng là gì?
Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh này đó là nhiễm trùng và thuốc.
Nguyên nhân do nhiễm trùng
Nhiễm trùng có lẽ đóng vai trò gây bệnh trong khoảng 90% số trường hợp hồng ban đa dạng.
Tác nhân phổ biến làm xuất hiện hồng ban đa dạng đó là bị nhiễm virus herpes simplex (HSV), herpes labialis (gây nổi mụn ở môi) và ít gặp hơn như virus herpes sinh dục. Khi nhiễm herpes sau đó thường phát ban trên da vào khoảng ngày thứ 3-14 ngày.
Một nguyên nhân phổ biến tiếp theo là do nhiễm trùng phổi bởi mycoplasma pneumoniae gây ra.
Bên cạnh đó, có nhiều loại virus khác cũng được ghi nhận là gây ra tình trạng hồng ban đa dạng gồm có: Parapox Virus, herpes varicella-zoster (gây bệnh zona, thủy đậu), Virus viêm gan, HIV, Adenovirus hoặc do tiêm văcxin.
Nguyên nhân do thuốc
Nguyên nhân gây bệnh hồng ban đa dạng do thuốc thường không phổ biến (<10%). Theo các nhà khoa học thì một số loại thuốc gây ra tình trạng ban đỏ đa dạng gồm có: barbiturat, penicillin, thuốc chống viêm không steroid, sulphonamide, thuốc chống co giật, nitrofurantoin và phenothiazin.
Nguyên nhân bệnh hồng ban đa dạng do thuốc thường ít gặp
Triệu chứng lâm sàng của bệnh hồng ban đa dạng
Bệnh thường xuất hiện với những đặc điểm dưới đây.
Triệu chứng của hồng ban đa dạng thể nhẹ
Thường sẽ không có triệu chứng điển hình đối với người mắc bệnh hồng ban đa dạng thể nhẹ. Tuy nhiên, sẽ xuất hiện trước những dấu hiệu nhẹ như: sốt hoặc ớn lạnh, yếu hoặc đau các khớp.
Đặc điểm của những tổn thương trên da
Triệu chứng điển hình của hồng ban đa dạng sẽ là xuất hiện từ một đến hàng trăm tổn thương ở trên da trong vòng 24 giờ.
Nhưng tổn thương đầu tiên thường được nhìn thấy ở trên mu bàn tay hoặc bàn chân, tiếp đến sẽ ln xuống gốc chi. Các chi ở phần trên sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với chi dưới, trong đó bao gồm cả vùng da lòng bàn tay. Thế nhưng phần mặt, cổ và thân mình dưới sẽ là những vị trí phổ biến của hồng ban đa dạng.
Các tổn thương này ban đầu được phân chia rõ ràng như màu đỏ hoặc hồng, hình tròn và bằng phẳng. Nhưng sau đó sẽ nổi lên (dạng sẩn, sờ thấy được) và to dần, từ đấy tạo thành những mảng có đường kính khoảng vài cm. Trung tâm của những vết tổn thương sẽ có màu sẫm hơn, ngoài ra có thay đổi trên mặt biểu bì như: đóng vảy hoặc phồng rộp lên. Thời gian tiến triển của những nốt sẩn này là khoảng 72 giờ.
Tại vùng niêm mạc cũng có thể xuất hiện hồng ban, thường nó sẽ phát triển vài ngày sau khi xuất hiện phát ban trên da. Mặc dù vậy, đối với hồng ban thể nhẹ, vùng niêm mạc hoặc màng nhầy thường không có hoặc chỉ bị nhẹ. Trong trường hợp những vùng này cũng có tổn thương, hãy nghĩ đến khả năng bị hồng ban đa dạng thể nặng.
Còn đối với thể hồng ban đa dạng thể nặng, nhiều vị trí niêm mạc cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Thường gặp ở niêm mạc miệng, trong đó hay gặp nhất: là môi, phần trong má, lưỡi và ít gặp tại sàn miệng, nướu, vòm miệng. Bên cạnh đó, những vị trí khác cũng bị ảnh hưởng tới như là mắt, khí quản, phế quản, ống tiêu hóa, hậu môn và bộ phận sinh dục.
Khi mắc hồng ban đa dạng nặng, những tổn thương niêm mạc không chỉ có sưng đỏ mà còn hình thành bọng nước. Chúng rất nhanh vỡ ra và để lại những vết loét nông, lớn, hình dạng bất thường, gây ra đau đớn. Mặt khác, người bệnh có thể xuất hiện khó khăn trong việc nuốt hoặc nói chuyện do đau.
Những phần chi trên bị ảnh hưởng nhiều hơn so với chi dưới
Phác đồ điều trị hồng ban đa dạng như thế nào?
Đa phần các trường hợp mắc hồng ban đa dạng, người bệnh không cần điều trị do phát ban sẽ tự khỏi sau vài tuần mà không để lại biến chứng gì.
Mặc dù vậy, một số trường hợp cần điều trị hướng đến nguyên nhân như:
-
Sử dụng acyclovir uống (không dùng bôi bên ngoài da) đối với HSV.
-
Đối với mycoplasma pneumoniae sẽ điều trị bằng kháng sinh như: erythromycin.
-
Đối với trường hợp nghi ngờ nguyên nhân do thuốc thì nên dừng sử dụng ngay.
Bên cạnh đó, việc điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng cần thiết như:
-
Nếu ngứa có thể cải thiện bằng cách dùng thuốc kháng histamin uống hoặc corticosteroid tại chỗ.
-
Khi đau miệng nên sử dụng những loại nước súc miệng có chứa thành phần chất gây tê cục bộ hoặc chất khử trùng giảm đau, nhiễm trùng thứ phát.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da nhằm giúp giảm tình trạng ngứa
Vậy bệnh hồng ban đa dạng kiêng ăn gì?
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, thì vấn đề dinh dưỡng cũng được nhiều người bệnh quan tâm đến. Theo các chuyên gia, người bệnh nên ăn những món ăn mềm như: cháo, súp,... và không nên dùng những thực phẩm cứng, cay nóng hoặc có nguy cơ dị ứng cao. Đồng thời, bệnh nhân nên tăng cường uống nước lọc và nước hoa quả nhằm hạn chế sự thoát nước qua những tổn thương trên da.
Đường lây nhiễm bệnh của hồng ban đa dạng
Đã có nhiều câu hỏi đặt ra là: “bệnh hồng ban đa dạng có lây không?”.
Theo những chuyên gia cho biết, bệnh lý này thường rất hiếm khi lây truyền từ người sang người hoặc gần như là không lây lan. Do đó, chúng ta không nên xa lánh hoặc kỳ thị những người mắc bệnh lý này.
Mức độ nguy hiểm của hồng ban đa dạng
Sự nguy hiểm của bệnh này về lâu dài là khi có tổn thương đến niêm mạc, những di chứng tại mắt có thể dẫn đến mù lòa. Do đó, cần cảnh giác trong giai đoạn cấp tính để ngăn ngừa những vùng phát ban tiếp theo. Kế đến, tiên lượng bệnh sẽ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, nhất là khi bị tổn thương niêm mạc nghiêm trọng và bội nhiễm. Lúc này, những biến chứng có thể xảy ra như: nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm cơ quan nội tạng và tổn thương da vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, hồng ban đa dạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi có những bệnh nền kèm theo như: rối loạn chức năng thận, tuổi cao và tổn thương đa tạng. Có một số trường hợp do phản ứng thuốc sẽ xuất hiện phồng rộp và bong tróc từng vùng da lớn, ảnh hưởng đến niêm mạc được gọi là hội chứng Stevens-Johnson.
Mặt khác quá trình tái biểu mô hóa của bệnh có thể mất khoảng 7 đến 21 ngày. Vậy nên, việc hỗ trợ dinh dưỡng, điều hòa thân nhiệt rất quan trọng. Nếu trong trường hợp chăm sóc không toàn diện, bệnh nhân sẽ dễ bị tổn thương, suy giảm chức năng của cơ quan khác, thậm chí là tử vong.
Cần đến gặp bác sĩ ngay nếu như xuất hiện những dấu hiệu nặng
Tóm lại, bệnh hồng ban đa dạng là một phản ứng với nhiễm trùng hoặc những loại thuốc nhất định. Ở mức độ nhẹ, bệnh sẽ thuyên giảm sau 2-4 tuần. Nhưng ngược lại, đối với mức độ nặng người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Qua bài viết về hồng ban đa dạng ở trên, hy vọng đã giúp truyền tải những thông tin hữu ích đến người đọc. Cùng theo dõi trang Bách Hóa Vì Dân để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe nhé.
Xem thêm:
- Liệt kê những tác hại của đồ ăn nhanh đối với cơ thể con người
- Thông tin tổng hợp về nồng độ cồn của bia trên thị trường Việt Nam
- Uống bia có béo không? Cách uống bia không tăng cân ít người biết
- Mắt sưng khi ngủ dậy: Nguyên nhân và phương pháp khắc phục
- Ngộ độc rượu - Cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn phá hủy cơ thể
- Vi khuẩn ăn thịt người và những nguy hiểm chưa được nói đến
- Cao huyết áp nên ăn gì? Thực phẩm người cao huyết áp nên loại trừ
- Tác dụng của tinh dầu tỏi và một số lưu ý trong sử dụng
- Cao huyết áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 7+ thói quen xấu trong nấu ăn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Chế độ ăn uống nào là hợp lý
- Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? 3 dấu hiệu khỏi bệnh bạn nên biết
- Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? 3 giai đoạn quan trọng bạn nên biết
- Cảnh giác với những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
- Mách bạn 5 loại đồ ăn vặt ngon, không béo nhất định phải ăn thử
- Bánh trung thu và những điều “đại kỵ” không phải ai cũng biết
- Top 5 thói quen "đại kỵ" dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ ai cũng mắc phải
- Đau dạ dày kiêng gì? Top 3+ những điều bạn nên tránh khi bị đau dạ dày
- Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 7 loại thực phẩm phòng chống dịch cúm A hiệu quả nhất
- TOP 03 thực phẩm nên ăn khi bị thiếu máu não
- TOP 08 loại thức uống giải nhiệt ngày hè
- Những sai lầm khi ăn trứng gây nguy hiểm đến sức khỏe
- Chuyên gia chỉ cách chống muỗi gây bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
- Danh sách những thực phẩm tốt cho da khoẻ mạnh
- Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm mùa du lịch từ A - Z
- Top các thực phẩm tăng sức đề kháng phòng chống covid-19
- 15 cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da
- 08 lợi ích sức khỏe cực tốt từ nước dừa
- 9 thực phẩm tốt cho não bộ giúp tỉnh táo
- 11 loại thực phẩm giúp giải độc gan hiệu quả
- Trà Vằng giúp giảm cân, những điều nên biết.
- Hiệu quả giảm cân ấn tượng từ Gừng và Mật Ong
- Sữa chua tốt hay không tốt cho dạ dày?
- 29 loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe
- 09 loại thực phẩm dễ tìm giúp giảm cân