Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Tác dụng của tinh dầu tỏi và một số lưu ý trong sử dụng

Tinh dầu tỏi là một loại kháng sinh mạnh có trong tự nhiên. Không chỉ là một loại gia vị thường được dùng hàng ngày, mà nó còn là một bài thuốc được ứng dụng nhiều trong y học. Vậy tinh dầu tỏi là gì? Tác dụng của tinh dầu tỏi là gì? Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của tinh dầu tỏi và cách làm tại nhà qua bài viết dưới đây.

Tinh dầu tỏi có tác dụng gì? 

Thành phần trong tinh dầu tỏi chủ yếu là allicin, đây là một chất kháng sinh mạnh. Hợp chất allicin có trong tinh dầu tỏi không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn có tác dụng khác như:

  • Tinh dầu tỏi dùng để điều trị viêm họng, ho, sổ mũi ở cả trẻ và người lớn. Trong tinh dầu tỏi có chứa nhiều hợp chất allicin, lưu huỳnh, selen, flavonoid, amino acid arginine. Ngoài ra còn nhiều thành phần chất khác cũng giúp tăng cường đề kháng như: Vitamin C, B1, B6, E, photpho và sắt. Với những thành phần trên, thì tinh dầu tỏi được xem như “một chiến binh” dùng để kìm hãm sự phát triển vi khuẩn, nấm và thậm chí cả virus.     

  • Hiện nay tinh dầu tỏi đen còn được ứng dụng trong thẩm mỹ. Như đã nói ở trên trong tinh dầu tỏi chứa nhiều allicin giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra còn giúp tái tạo da, kiểm soát lượng bã nhờn trên da, điều trị mụn trứng cá.

  • Phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp. Trong tỏi có chất hoạt tính là diallyl disulfide, có tác dụng chống xơ vữa động mạch vành, ngăn ngừa cục máu đông, hạ huyết áp.

  • Chống oxy hóa và ngăn ngừa sa sút trí tuệ. Tinh dầu tỏi có chứa chất chống oxy (hợp chất lưu huỳnh) và giảm cholesterol máu. 

  • Giảm gãy rụng tóc, thúc đẩy sự mọc tóc nhanh hơn. Bởi có chứa các chất: lưu huỳnh, vitamin E, Vitamin C, Vitamin B1 và B6.

  • Tăng cường đề kháng cho hệ đường ruột của trẻ, không chỉ thế tinh dầu tỏi còn có tác dụng trong điều trị đầy bụng, khó tiêu. Tinh dầu tỏi còn chứa các thành phần axit amin, giúp tiêu diệt trứng giun, sán.

  • Bên cạnh đó, tinh dầu tỏi còn được dùng để giảm cơn đau răng rất hiệu quả.

Giúp tăng sức đề kháng của trẻ 

Cách sử dụng tinh dầu tỏi

Với mỗi loại bệnh sẽ có cách dùng khác nhau, có thể uống, bôi, xông,... cụ thể:

  • Khi sử dụng tinh dầu tỏi bạn cần pha loãng ra uống chứ không sử dụng trực tiếp ở dạng đặc. Lấy 1 - 2, giọt tinh dầu tỏi vào cốc nước (ở nhiệt độ phòng). Tốt nhất nên uống tinh dầu tỏi trước khi ngủ giúp tăng đề kháng, hỗ trợ miễn dịch đường ruột.

  • Ngoài ra bạn có thể sử dụng tinh dầu tỏi để xông hơi. Dùng 2-3 giọt bỏ vào máy xông và xông trong vòng 10-15 phút. Cách này giúp đường thở được làm sạch một cách hiệu quả.

  • Khi đau răng, hãy nhỏ tinh dầu vào đầu tăm bông và miếng bông nhỏ sau đó ấn trực tiếp vào chỗ đau. Cơn đau sẽ giảm ngay tức thì.

  • Đối với việc phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp: Lấy 3 giọt tinh dầu tỏi trộn cùng với 3 giọt tinh dầu khuynh diệp và 30ml dầu nền. Xoa ở vùng trán và ngực một lượng nhỏ.

  • Dùng tinh dầu tỏi xoa đều lên vùng da đầu trước khi đi ngủ giúp kích thích mọc tóc, giảm gãy rụng và ngăn ngừa gàu.

  • Với dạng viên uống thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được liệu trình uống mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tinh dầu tỏi có tác dụng như một kháng sinh có trong tự nhiên

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng tinh dầu tỏi

Muốn tinh dầu tỏi mang lại hiệu quả tối đa và tránh nhiều tác hại không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng tinh dầu tỏi. 

  • Không sử dụng tinh dầu tỏi cho người bị tiêu chảy, gặp vấn đề về mắt, bụng đói hoặc sốt cao.

  • Không sử dụng tinh dầu tỏi với lượng quá nhiều và đặc biệt không bôi lên các vùng như: mắt, mũi.

  • Không dùng trực tiếp tinh dầu tỏi ở dạng cô đặc, vì tinh dầu tỏi có thể làm kích ứng da của bạn.

  • Trước khi dùng tinh dầu tỏi để điều trị mụn hoặc điều trị bệnh về da. Cần pha loãng tinh dầu tỏi, sau đó thoa một ít lên da. Sau 1 ngày kiểm tra lại để biết mình có bị kích ứng với tinh dầu tỏi không.
  • Không được để tinh dầu tỏi ở nhiệt độ phòng. Vì để ở nhiệt độ phòng rất dễ bị biến đổi chất và gây nên tình trạng ngộ độc nặng.

Chống chỉ định dùng tinh dầu tỏi trong khi đang bị tiêu chảy

Hướng dẫn làm tinh dầu tỏi tại nhà đơn giản

Làm tinh dầu tỏi liệu có khó và mất nhiều thời gian không? Dưới đây là hai cách đơn giản bạn có thể tự làm tại nhà:

Cách 1: Cách làm qua sơ chế

Bước 1: Lấy 4 tép tỏi, bóc vỏ và rửa sạch.

Bước 2: Cho 120ml dầu oliu và tỏi đã bóc vào chảo.

Bước 3: Sau đó, đun với lửa nhỏ 4-5 phút. Kết hợp đảo để tránh tỏi bị cháy.

Bước 4: Khi tỏi chuyển sang màu nâu sẫm, thì tắt bếp và để nguội.

Bước 5: Bỏ vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh sử dụng trong 5 ngày.

Tinh dầu tỏi làm tại nhà

Cách 2: Không cần qua sơ chế

Bước 1: Dùng 8-10 tép tỏi, rửa sạch và đập dập nhánh tỏi.

Bước 2: Cho tỏi vào bình thủy tinh (0,5 lít - 1 lít có nắp vặn), tiếp đó cho 500ml dầu oliu vào.

Bước 3: Bỏ dầu tỏi vào tủ lạnh và sử dụng.

Có thể sử dụng thêm hương thảo để tăng mùi thơm.

Lưu ý: Hạn sử dụng trong khoảng 5 ngày và được bảo quản trong tủ lạnh.

Tinh dầu tỏi rất hữu ích trong việc bảo vệ cũng như nâng cao sức khỏe. Nhưng bên cạnh những lợi ích mà tinh dầu tỏi mang đến thì cũng có những lưu ý cần tránh. Hy họng qua những chia sẻ trên mong rằng bạn đã hiểu hơn về giá trị của tinh dầu tỏi và sẽ có những cách sử dụng đúng.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo