-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Chế độ ăn uống nào là hợp lý
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là bệnh lý gì? Biến chứng của bệnh nguy hiểm như thế nào và cách khắc phục ra sao? Lựa chọn chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp với bệnh lý này? Cùng Bách Hoá Vì Dân tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây,
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Hội chứng ngưng thở khi ngủ được gọi là bệnh lý của đường hô hấp, thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hiện tượng này xảy ra do các cơ tại vùng hầu “nghỉ ngơi” dẫn đến tình trạng thanh quản bị hẹp lại. Chính vì thế, khí lưu thông qua vùng hầu họng sẽ không được dễ dàng và người bệnh sẽ ngáy nhằm mục đích chống lại tình trạng này. Nếu khu vực hầu họng hoàn toàn khép lại, bệnh nhân sẽ dễ bị ngưng thở trong khoảng 10 giây là lặp đi lặp lại trong đêm.
Đây được coi là sự rối loạn trong giấc ngủ và người bệnh hoàn toàn không nhớ gì về tình trạng này.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ được gọi là bệnh lý của đường hô hấp
Dấu hiệu, triệu chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở lúc ngủ dễ gây thiếu oxy toàn thân, thường ảnh hưởng đến các cơ quan tim, phổi, thận, não,... từ đó gây ra rối loạn chuyển hóa tăng huyết áp. Hoặc có thể tăng nguy cơ đột quỵ do nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não,... Dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:
Ngủ ngáy là dấu hiệu điển hình của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Bệnh nhân thường thở hổn hển, phì phò và cuối kỳ sẽ ngưng thở. Ngáy to khi nằm ngửa và giảm dần khi nằm nghiêng.
Mệt mỏi cả ngày: Người bị ngưng thở khi ngủ sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, khó tập trung trong việc và giảm trí nhớ dần. Dễ thay đổi tính tình và hay cáu gắt.
Buồn ngủ vào ban ngày: Bệnh nhân có thể ngủ mọi lúc có thể cả trong lúc đang làm việc.
Đau đầu mỗi khi thức dậy: Nồng độ oxy não trong đêm thay đổi nên dễ xảy ra hiện tượng này.
Ai thường bị chứng ngưng thở khi ngủ? Độ tuổi trung niên là đối tượng mắc bệnh lý này nhiều nhất, đặc biệt là nam. Hoặc một số người mắc các bệnh lý như:
Người béo phì, cấu trúc đường hô hấp có dấu hiệu bất thường, người sử dụng các chất kích thích như rượu bia, hay sử dụng thuốc an thần,...
Đau đầu mỗi khi thức dậy là triệu chứng của hội chứng ngưng thở
Biện pháp khắc phục chứng ngưng thở lúc ngủ
Song hành cùng các phương pháp điều trị, người bệnh có thể thay đổi một số hành vi giúp cải thiện hội chứng ngưng thở khi ngủ như:
- Đổi tư thế khi ngủ: Hãy nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa như trước. Nằm ngửa là tư thế không tốt cho hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nó rất dễ làm cho hội chứng này trở nên trầm trọng hơn do nằm ngửa sẽ làm hàm và lưỡi khép lại dễ chặn đứng đường thở.
- Tập thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.
- Không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, bia,.. và một số loại thuốc an thần.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng.
Tập thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe mỗi ngày
Chế độ ăn uống cho người mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Để làm giảm hội chứng ngưng thở khi ngủ,người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh dựa vào các thực phẩm như:
- Cá hoặc viên dầu cá: Cá thu, cá hồi, cá mòi,... là thực phẩm có chứa nhiều dầu cá. Dầu cá cung cấp cho cơ thể người các dưỡng chất như axit béo omega 3 và omega 6. Dưỡng chất giúp thúc đẩy cholesterol tốt và giảm tích tụ chất béo,làm thông thoáng hệ hô hấp của người bệnh.
- Sữa đậu nành: Trong đậu nành có chứa nhiều protein thực vật và một số loại vitamin B1, B2 có khả năng giúp tiêu đờm và làm giảm mỡ máu. Đồng thời hỗ trợ làm giảm huyết áp đối với người có huyết áp cao.
- Thực phẩm có chứa carbohydrate: Giúp làm giảm ngáy khi ngủ nhờ vào việc cân bằng insulin. Từ đó làm giảm tình trạng ngưng thở lúc ngủ.
- Mật ong: Tác dụng chính của mật ong là kháng viêm và làm ấm đường thở. Hãy pha mật ong với nước trước khi ngủ để làm giảm hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Tham khảo một chế độ ăn hợp lý từ các chuyên gia
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số thực phẩm từ thiên nhiên như: trái cây, các loại đậu, rau, và hạt chứa ít chất béo.
Loại bỏ một số thực phẩm gây hại như:
- Thức ăn chiên có nhiều dầu mỡ: gà rán, thịt nướng, cá viên chiên,...
- Loại bỏ đồ hộp và thực phẩm được chế biến sẵn: cá hộp, thịt đóng hộp, xúc xích, lạp xưởng, jambon,...
- Một số loại đồ uống chứa đường hóa học: nước ngọt, các loại nước trái cây đóng chai,...
Trên đây là tổng hợp chia sẻ của chúng tôi về hội chứng ngưng thở khi ngủ và chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện tình trạng bệnh. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích hỗ trợ làm giảm chứng ngưng thở khi ngủ. Tham khảo thêm một số kiến thức chăm sóc sức khỏe tại chuyên mục Sức Khoẻ Đời Sống của chúng tôi nhé.
Xem thêm:
- Liệt kê những tác hại của đồ ăn nhanh đối với cơ thể con người
- Giải đáp vấn đề hồng ban đa dạng có nguy hiểm không?
- Thông tin tổng hợp về nồng độ cồn của bia trên thị trường Việt Nam
- Uống bia có béo không? Cách uống bia không tăng cân ít người biết
- Mắt sưng khi ngủ dậy: Nguyên nhân và phương pháp khắc phục
- Ngộ độc rượu - Cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn phá hủy cơ thể
- Vi khuẩn ăn thịt người và những nguy hiểm chưa được nói đến
- Cao huyết áp nên ăn gì? Thực phẩm người cao huyết áp nên loại trừ
- Tác dụng của tinh dầu tỏi và một số lưu ý trong sử dụng
- Cao huyết áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 7+ thói quen xấu trong nấu ăn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm
- Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? 3 dấu hiệu khỏi bệnh bạn nên biết
- Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? 3 giai đoạn quan trọng bạn nên biết
- Cảnh giác với những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
- Mách bạn 5 loại đồ ăn vặt ngon, không béo nhất định phải ăn thử
- Bánh trung thu và những điều “đại kỵ” không phải ai cũng biết
- Top 5 thói quen "đại kỵ" dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ ai cũng mắc phải
- Đau dạ dày kiêng gì? Top 3+ những điều bạn nên tránh khi bị đau dạ dày
- Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 7 loại thực phẩm phòng chống dịch cúm A hiệu quả nhất
- TOP 03 thực phẩm nên ăn khi bị thiếu máu não
- TOP 08 loại thức uống giải nhiệt ngày hè
- Những sai lầm khi ăn trứng gây nguy hiểm đến sức khỏe
- Chuyên gia chỉ cách chống muỗi gây bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
- Danh sách những thực phẩm tốt cho da khoẻ mạnh
- Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm mùa du lịch từ A - Z
- Top các thực phẩm tăng sức đề kháng phòng chống covid-19
- 15 cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da
- 08 lợi ích sức khỏe cực tốt từ nước dừa
- 9 thực phẩm tốt cho não bộ giúp tỉnh táo
- 11 loại thực phẩm giúp giải độc gan hiệu quả
- Trà Vằng giúp giảm cân, những điều nên biết.
- Hiệu quả giảm cân ấn tượng từ Gừng và Mật Ong
- Sữa chua tốt hay không tốt cho dạ dày?
- 29 loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe
- 09 loại thực phẩm dễ tìm giúp giảm cân