-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Liệt kê những tác hại của đồ ăn nhanh đối với cơ thể con người
Đồ ăn nhanh là gì? Đây là một thuật ngữ thường được dùng để đề cập trên những loại thực phẩm có thể tiêu thụ tại chỗ và tiện lợi. Thế nhưng hiện nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, những tác động tiêu cực của đồ ăn nhanh lên cơ thể con người khi sử dụng liên tục. Bài viết dưới đây là các tác hại của đồ ăn nhanh lên cơ thể.
Đồ ăn nhanh tại Việt Nam và mức độ phổ biến của chúng
Đồ ăn nhanh là tên gọi chung của những món ăn được chế biến tại chỗ và phục vụ cho người dùng một cách nhanh chóng. Vậy tác hại của đồ ăn nhanh đối với sức khỏe con người là như thể nào?
Thường các món ăn này sẽ được chế biến biến với những thành phần đã được nấu từ trước. Theo một vài nghiên cứu của những Tạp chí dinh dưỡng hàng đầu thế giới cho biết, đồ ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều chất khác nhau và không có lợi cho sức khỏe. Đa số sẽ chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa và cùng với chất bảo quản thực phẩm đã chế biến.
Theo dữ liệu của Viện Thực phẩm, đối tượng tiêu thụ thức ăn nhanh chủ yếu là nhóm thanh thiếu niên. Chỉ riêng thế hệ thanh thiếu niên đã mất khoảng 45% số tiền của họ vào những món ăn chế biến sẵn.
Vậy ăn đồ ăn nhanh có tốt không? Câu trả lời sẽ là đồ ăn nhanh không hoàn toàn xấu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng không được chế biến một cách kỹ lưỡng. Chắc chắn, những món ăn này sẽ chứa lượng lớn các chất như: carbohydrate, đường, muối và chất béo không lành mạnh.
Mặt khác những đồ ăn nhanh này có lượng calo cao, nhưng hàm lượng dinh dưỡng rất thấp hoặc không có. Khi bạn sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, sức khỏe yếu và tăng cân mất kiểm soát. Thừa cân là một trong những yếu tố nguy cơ của hàng loạt các bệnh lý như: tiểu đường, tim mạch và đột quỵ.
Đồ ăn nhanh là một món được nhiều người ưa thích
Tác hại của đồ ăn nhanh đối với cơ thể con người
Đồ ăn nhanh ngon miệng, dễ ăn, không mất nhiều thời gian chế biến,... là những ưu điểm nổi bật khiến chúng được yêu thích. Nhưng bên cạnh đó, nhiều bằng chứng cho thấy những tác hại của đồ ăn nhanh đối với cơ thể con người.
Ảnh hưởng xấu lên hệ tiêu hóa
Hầu hết trong thức ăn nhanh có chứa nhiều carbohydrate và không có chất xơ hoặc rất ít. Với một chế độ ăn ít chất xơ trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc những bệnh tiêu hóa như: táo bón, viêm ruột thừa, giảm vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Tăng lượng đường trong máu
Tuyến tụy sẽ phản ứng với sự tăng nồng độ glucose bằng cách giải phóng insulin, nhằm vận chuyển đường đến với tế bào cần cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ đồ ăn nhanh (ăn nhiều carbs) thường xuyên sẽ dẫn đến những đợt tăng đột biến insulin. Từ đó, làm tăng nguy cơ kháng insulin, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 và thừa cân.
Đồ ăn nhanh sẽ làm tăng lượng đường trong máu
Gây ảnh hưởng đến huyết áp và bệnh thận
Đồ ăn nhanh thường sẽ có nhiều natri, nhưng khi tiêu thụ nhiều natri có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, phù hoặc chướng bụng.
Với chế độ ăn nhiều natri sẽ nguy hiểm đối với những người mắc bệnh huyết áp cao. Bởi vì natri sẽ làm tăng huyết áp và tạo áp lực lên hệ thống tim mạch của bạn.
Không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp, với lượng natri dư thừa nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, viêm cầu thận hoặc thậm chí là bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tác động xấu đến hệ tim mạch
Nhiều loại đồ ăn nhanh sẽ có thêm đường, đồng nghĩa với việc thừa calo nhưng lại không hề có chất dinh dưỡng. Ví dụ như: Một lon soda 340 gram và có chứa khoảng 8 muỗng cà phê đường. Đồng nghĩa với 140 calo, 39 gram đường và không có chất dinh dưỡng gì khác.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo chỉ nên ăn 100 - 150 calo đường mỗi ngày, tương đương trong khoảng từ 6 - 9 muỗng cà phê.
Chất béo chuyển hóa được tìm ra trong quá trình chế biến các loại thực phẩm như: bánh nướng, bánh quy, bột bánh pizza,... Đặc biệt là không có loại chất béo chuyển hóa nào tốt đối với cơ thể. Đồ ăn có chứa chất này sẽ làm tăng cholesterol xấu (LDL), giảm cholesterol tốt (HDL). Sau đó dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2, cũng như các bệnh tim mạch chuyển hóa.
Tác động xấu của đồ ăn nhanh lên hệ tim mạch
Tác hại của đồ ăn nhanh - ảnh hưởng đến hô hấp
Khi nạp quá nhiều calo trong một bữa ăn nhanh có thể gây tăng cân, béo phì. Bên cạnh đó việc thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Ở trẻ em, nếu sử dụng đồ ăn nhanh khoảng 3 lần/tuần có nguy cơ dẫn đến mắc các bệnh hen suyễn.
Đồ ăn nhanh có tác hại gì đối với hệ thần kinh
Thức ăn nhanh có hại như thế nào đến hệ thần kinh trung ương? Thức ăn nhanh chỉ làm cho bạn thỏa mãn cơn đói chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, về lâu dài có thể gây tác động xấu lên cơ thể.
Đối với những người sử dụng đồ ăn nhanh và bánh ngọt chế biến sẵn quá nhiều. Chắc chắn, sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với người không hoặc ít khi ăn đến 51%.
Một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa, carbohydrate đơn đối với hệ thần kinh của con người. Điển hình như: việc tiêu thụ đồ ăn nhanh nhiều đồng nghĩa với khả năng ghi nhớ, phân tích dữ liệu sẽ thấp hơn. Với một chế độ ăn không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson.
Tác hại của đồ ăn nhanh lên hệ thần kinh
Tác hại của đồ ăn nhanh đối với cơ quan sinh dục
Tác hại của thức ăn nhanh còn gây ra nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề sinh sản. Trong đồ ăn nhanh có chứa phthalates - một loại hóa chất có thể gây gián đoạn quá trình hoạt động của hormone sinh dục. Bên cạnh đó, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Tác động tiêu cực đến da
Tác hại của đồ ăn nhanh không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan như: tiêu hóa, hô hấp, tim mạch,... mà nó còn tác động trực tiếp đến da.
Theo Mayo Clinic, socola và những thực phẩm nhiều dầu mỡ như: gà rán, pizza,... là nguyên nhân gây ra mụn, vì chúng chứa nhiều carbohydrate.
Thực phẩm có giàu carb sẽ khiến lượng đường trong máu tăng, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá, làm tăng khả năng mắc bệnh chàm.
Đồ ăn nhanh khiến da bị nổi mụn
Tác hại của đồ ăn nhanh đối với hệ xương
Đồ ăn nhanh có tác hại gì đối với hệ thống xương của con người? Lượng đường có trong thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm tăng nồng độ axit có trong miệng, dẫn đến làm hỏng men răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào và gây nên tình trạng sâu răng.
Việc béo phì, thừa cân cũng gây ra những biến chứng đối với xương như: loãng xương, các bệnh về khớp.
Nguy cơ dẫn đến ung thư
Đã có nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong 100 mẫu gà đều sẽ có chất 2-Amino-1-methyl-6-phenylimidazo pyridine hoặc PHIP. Khi thịt được làm nóng lên một nhiệt độ nhất định, hợp chất hóa học này có thể khiến người dùng mắc các bệnh như: ung thư vú, ung thư ruột kết và tuyến tiền liệt.
Nguy cơ ung thư khi sử dụng đồ ăn nhanh thường xuyên
Những loại đồ ăn nhanh có lợi cho sức khỏe
Mặc dù thực phẩm chế biến sẵn được đánh giá không tốt cho sức khỏe, nhưng cũng có một số đồ ăn nhanh tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số loại món dưới đây:
- Salad rau củ quả.
- Các loại bánh biscotti làm từ các loại hạt và hoa quả.
- Sữa chua.
- Hoa quả, hạt sấy khô.
- Sữa hạt
Đồ ăn nhanh có lợi cho sức khỏe
Thông qua bài viết trên cũng đã giúp mọi người giải đáp thắc mắc “thức ăn nhanh có tốt cho sức khỏe không?” Tuy nhiên không phải tất cả đồ ăn nhanh đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để giữ gìn sức khỏe chúng ta nên cố gắng xác định rõ những tác hại của đồ ăn nhanh, nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể.
Xem thêm:
- Giải đáp vấn đề hồng ban đa dạng có nguy hiểm không?
- Thông tin tổng hợp về nồng độ cồn của bia trên thị trường Việt Nam
- Uống bia có béo không? Cách uống bia không tăng cân ít người biết
- Mắt sưng khi ngủ dậy: Nguyên nhân và phương pháp khắc phục
- Ngộ độc rượu - Cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn phá hủy cơ thể
- Vi khuẩn ăn thịt người và những nguy hiểm chưa được nói đến
- Cao huyết áp nên ăn gì? Thực phẩm người cao huyết áp nên loại trừ
- Tác dụng của tinh dầu tỏi và một số lưu ý trong sử dụng
- Cao huyết áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 7+ thói quen xấu trong nấu ăn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Chế độ ăn uống nào là hợp lý
- Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? 3 dấu hiệu khỏi bệnh bạn nên biết
- Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? 3 giai đoạn quan trọng bạn nên biết
- Cảnh giác với những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
- Mách bạn 5 loại đồ ăn vặt ngon, không béo nhất định phải ăn thử
- Bánh trung thu và những điều “đại kỵ” không phải ai cũng biết
- Top 5 thói quen "đại kỵ" dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ ai cũng mắc phải
- Đau dạ dày kiêng gì? Top 3+ những điều bạn nên tránh khi bị đau dạ dày
- Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 7 loại thực phẩm phòng chống dịch cúm A hiệu quả nhất
- TOP 03 thực phẩm nên ăn khi bị thiếu máu não
- TOP 08 loại thức uống giải nhiệt ngày hè
- Những sai lầm khi ăn trứng gây nguy hiểm đến sức khỏe
- Chuyên gia chỉ cách chống muỗi gây bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
- Danh sách những thực phẩm tốt cho da khoẻ mạnh
- Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm mùa du lịch từ A - Z
- Top các thực phẩm tăng sức đề kháng phòng chống covid-19
- 15 cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da
- 08 lợi ích sức khỏe cực tốt từ nước dừa
- 9 thực phẩm tốt cho não bộ giúp tỉnh táo
- 11 loại thực phẩm giúp giải độc gan hiệu quả
- Trà Vằng giúp giảm cân, những điều nên biết.
- Hiệu quả giảm cân ấn tượng từ Gừng và Mật Ong
- Sữa chua tốt hay không tốt cho dạ dày?
- 29 loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe
- 09 loại thực phẩm dễ tìm giúp giảm cân