-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Adenovirus là gì? Adenovirus nguy hiểm như thế nào đến trẻ nhỏ
Adenovirus là gì mà khiến nhiều trẻ bị nhiễm mà không qua khỏi. Thực tế loại virus này nguy hiểm như thế nào? Dấu hiệu nào để nhận biết về bệnh lý dễ nhất? Cách phòng ngừa như thế nào để đạt hiệu quả tối đa. Xem ngay lời giải đáp về adenovirus trong bài viết dưới đây.
Khái quát Adenovirus là gì?
Adenovirus được phát hiện từ năm 1953 từ mảnh hạch hạnh nhân. Adenovirus là virus chứa DNA chuỗi kép, vỏ capsid đối xứng được xếp thành hình khối 20 mặt. Đường kính của virus dao động trong khoảng từ 70 - 80mm.
Trong virus adeno có ít nhất 47 tuýp huyết thanh cụ thể:
- Tuýp 1-5, 7, 14 và 21 gây ra bệnh viêm họng hạch và bệnh viêm kết mạc.
- Tuýp 40 và 41 có khả năng gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ.
- Tuýp 5, 8, 19 chính là nguyên nhân gây biến chứng bệnh nặng.
Virus Adeno có sức đề kháng bền vững. Nó có khả năng tồn tại và gây nhiễm tại nhiệt độ 36 độ C trong vòng 1 tuần. Tiếp đến là 22 độ C trong 2 tuần và 4 độ C trong 9 tuần. Virus sẽ mất độc lực và chết tại nhiệt độ 56 độ C chỉ trong vòng 3 - 5 phút.
Adenovirus là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm đường hô hấp ở người đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chúng thường gây ra viêm phổi ở trẻ với tỷ lệ tử vong khoảng 8 - 10%. Ngoài gây nhiễm trùng cho đường hô hấp, adenovirus còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể như: viêm kết mạc, viêm dạ dày ruột…
Adenovirus là gì?
Thực tế Adenovirus có nguy hiểm không?
Adenovirus có khả năng lây lan trong cộng động và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với các triệu chứng rất thông thường.
Theo các ghi nhận, virus Adeno gây các dịch sốt viêm họng và viêm kết mạc ở nhiều nơi trên thế giới. Dịch viêm kết mạc xuất huyết do loại virus này gây ra được phát hiện lần đầu tại Ghana năm 1969 và tại Indonesia năm 1970. Sau đó, dịch lan dần sang các vùng nhiệt đới châu Á, Trung, Châu Phi, Nam Mỹ, vùng Caribbe, một số đảo Thái Bình Dương, Florida và Mexico. Ngoài ra, còn có một số đợt dịch nhỏ được phát hiện tại châu u và những người tị nạn Đông Nam Á tại Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, Adenovirus lưu hành rộng rãi tại nhiều nơi trên toàn quốc. Nó phát triển mạnh vào các mùa xuân - hè, chính vì thế nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn với bệnh viêm đường hô hấp do các virus khác gây ra.
Adenovirus có nguy hiểm không?
Adenovirus gây bệnh gì ảnh hưởng đến con người?
Adenovirus có thể gây bệnh tại nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể người như đường tiêu hóa, đường hô hấp và mắt,... đặc biệt là ở trẻ em. Adenovirus nhóm B là nhóm có khả năng gây bệnh nhiều và thường xuyên gặp nhất. Sau khi gây bệnh virus Adeno tồn tại nhiều năm ở hạch hạnh nhân. Một số bệnh lý gây ra:
Adenovirus 2022 gây ra bệnh viêm đường hô hấp
Bệnh viêm họng cấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ qua các biểu hiện như ho, sốt, sưng họng, đau đầu và chảy nước mũi. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần và có thể lan nhanh thành dịch. Chẩn đoán bệnh lý này dựa vào các triệu chứng thường sẽ khó phân biệt với một số bệnh nhiễm virus.
Viêm họng kết mạc: Đây là bệnh lý có các triệu chứng giống như viêm họng thông thường. Kèm theo tình trạng viêm kết mạc với biểu hiện kết mạc mắt đỏ, thường không đau nhưng có chảy dịch trong. Viêm họng kết mạc bùng dịch vào thời điểm mùa hè, thường lây qua đường hô hấp hoặc trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh khi đi bơi.
Viêm đường hô hấp cấp: Biểu hiện chính là ho, đau - sưng họng, hạch cổ sưng đau, sốt cao lên đến 39 độ C. Bệnh này thường có diễn biến cấp tính, khỏi nhanh trong vòng 3 - 4 ngày.
Viêm phổi: Biểu hiện bệnh là sốt đột ngôi 39 độ C, ho, chảy nước mũi. Xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu tổn thương ở phổi, một số tổn thương này có thể lan rộng và để lại di chứng nguy hiểm. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong, tỷ lệ thường là từ 8 - 10%.
Adenovirus là nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp
Adenovirus 2022 gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột
Tuýp 40, 41 và 31 là một trong những tác nhân gây nên viêm dạ dày, ruột cấp tính không do vi khuẩn. Viêm dạ dày, ruột do Adenovirus 2022 gây ra đứng thứ hai sau rotavirus trong bệnh tiêu chảy. Người bệnh sẽ có biểu hiện đi ngoài nhiều nước trong khoảng thời gian là 7 ngày. Kèm theo một số triệu chứng như nôn, sốt, một số dấu hiệu viêm đường hô hấp và viêm kết mạc. Virus gây bệnh cho đường tiêu hóa thường được đào thải ra trong phân, đây cũng chính là nguồn lây chủ yếu cho cộng đồng.
Adenovirus 2022 gây ra bệnh viêm kết mạc
Viêm kết mạc còn có tên gọi khác là đau mắt đỏ. Bệnh này thường bùng phát dịch vào mùa hè do dễ lây qua nước tại các bể bơi. Biểu hiện chính của bệnh viêm kết mạc thường là một hoặc cả hai bên mắt bị chảy dịch trong. Có 4 dạng lâm sàng chính của bệnh này là:
- Bệnh lý viêm kết giác mạc dịch
- Viêm kết mạc thanh quản kèm sốt
- Bệnh viêm kết mạc cấp có thêm hột không đặc hiệu
- Bệnh lý viêm kết giác mạc mạn tính
Nếu không kiểm soát và can thiệp kịp thời rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Adenovirus là nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc
Một số bệnh lý khác
Virus Adeno còn có thể là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm bàng quang chảy máu ở trẻ. Đặc biệt là những bé trai, trong các trường hợp này bạn sẽ phát hiện virus trong nước tiểu. Ở niên đạo và tử cung cũng sẽ xuất hiện virus đây được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Cách phòng chống dịch bệnh do adenovirus gây ra
Để phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm do virus adeno gây ra chúng ta cần:
- Đảm bảo có nguồn nước sạch đủ dùng trong sinh hoạt. Đặc biệt là mùa mưa lũ, mọi gia đình nên sử dụng nguồn nước sạch đã được khử trùng.
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân và mọi người trong gia đình sạch sẽ.
- Không sử dụng chung khăn mặt, cần thường xuyên giặt khăn bằng xà phòng và phơi trực tiếp dưới ánh nắng.
- Trong trường hợp chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh thì không sử dụng chung đồ với bệnh nhân. Đặc biệt là khăn mặt và một số đồ dùng khác như: bát, cốc, thìa, chén, giường, chăn ga,... Thực hiện sát trùng các đồ dùng của bệnh nhân thường xuyên trong giai đoạn mắc bệnh.
Phòng tránh các tác nhân gây hại từ adenovirus để đảm bảo sức khoẻ mọi người
Bệnh do virus Adenovirus gây ra thường lây lan theo 2 cách là trực tiếp và gián tiếp, chính vì thế nó rất dễ bùng phát thành dịch. Khi phát hiện bản thân và những người xung quanh mình bị nhiễm Adenovirus cần trang bị ngay những biện pháp phòng ngừa hợp lý. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng nhằm tăng đề kháng cho sức khỏe.
Xem thêm:
- Top các thành phần mỹ phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai
- Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng quy trình tại nhà
- Những kiến thức mẹ cần biết: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
- Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Hướng dẫn cách để có đủ sữa cho bé
- Sữa mẹ có vị gì, màu sắc như thế nào mới là tốt?
- Vấn đề mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải liệu có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu bị tiêu chảy do đâu? 5 mẹo điều trị giúp mẹ nhanh khỏi
- Phương pháp da kề da và những lợi ích tuyệt vời mẹ nên biết
- Vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh và lời khuyên từ chuyên gia mẹ nên biết
- Vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng, mẹ có nên cho đi khám?
- Mẹo phân biệt cúm A và cúm thường trong 5 giây mẹ nên biết
- Giải đáp vấn đề: “Có nên sấy tóc cho trẻ sơ sinh không?”
- Mua đồ cho bé sơ sinh - Những mẹo mẹ nên biết để tránh lãng phí
- Lưu ý trong dưỡng da và cách chọn kem dưỡng da mùa đông cho bé
- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - Kẻ tử thần bên nôi
- Tâm lý mẹ bầu thay đổi qua từng giai đoạn như thế nào?
- Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh và 5 dấu hiệu nhận biết
- Cách giữ ấm cho bé ban đêm không bị lạnh, tránh bệnh nguy hiểm
- 5 nguyên tắc giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh kéo dài
- Lắng nghe giải pháp dành cho bé biếng ăn
- Món bà bầu nên ăn vào buổi tối không lo tăng cân, con khỏe
- TOP 5 cách điều trị đái dầm ở trẻ an toàn mẹ không nên bỏ qua
- Triệu chứng cúm A ở trẻ là gì? Phân biệt cúm A với cảm lạnh và Covid - 19
- Sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ bầu suýt qua đời vì cố ăn bát cháo
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 3
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 2
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 1
- Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh mùa mưa bão, tránh bệnh nguy hiểm
- Mẹ bầu thức khuya - Con chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, sinh ra hay quấy khóc
- Bà bầu có ăn bánh trung thu được không? 5 điều mẹ không nên bỏ qua
- Mang thai mùa hè và những điều mẹ bầu không nên bỏ qua
- Tiêm vacxin cho bà bầu và những thông tin mẹ cần biết
- Sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt mẹ bầu cần biết
- Nước ép cà chua có tốt cho bà bầu?
- Sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè nắng nóng
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách, không lo ốm vặt
- Máy lọc không khí có nên dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh không?
- Lợi ích từ cháo cá chép đối với mẹ bầu
- Kinh nghiệm chọn sữa cho mẹ bầu
- Các loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh
- Xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thai
- Các biến chứng khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Những tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu
- Trầm cảm nguy hiểm như thế nào đến mẹ bầu?
- Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu
- Những TIP nhỏ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn
- Các loại thuốc mẹ không nên dùng khi mang thai
- Thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu
- Các bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu