Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Hướng dẫn cách để có đủ sữa cho bé

Sữa mẹ sau khi sinh, do một số nguyên nhân mà không đủ cho con bú. Lượng sữa ít cũng làm cho trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Do vậy, vấn đề sữa mẹ ít dần phải làm sao khiến chị em rất băn khoăn. Hãy cùng tìm cách giải quyết cho vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé.

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều sau khi sinh?

Theo những chuyên gia dinh dưỡng, lượng sữa tiết ra và khả năng lưu trữ sữa ở mỗi người là khác nhau. Mặc dù vậy, nếu sữa không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ bú là do sữa mẹ ít. Dấu hiệu sữa mẹ ít được thể hiện qua những trường hợp sau:

  • Trong 72 giờ sau khi sinh, mẹ sẽ tiết ra sữa non, kế đến mới tiết ra nhiều hơn và chuyển sang màu vàng. Nhưng sau giai đoạn này, nếu cơ thể sản phụ không tiết ra nhiều, điều này chứng tỏ sữa mẹ ít dần.

  • Ngực mẹ bị xẹp xuống là dấu hiệu chị em có thể nhận biết được bằng mắt thường. Nếu ngực bị xẹp xuống một cách đột ngột thì mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra. Bởi vì bầu ngực của người mới sinh xong sẽ căng đầy sữa.

  • Núm vú và bụng thấy đau khi cho bé bú là do mẹ ít sữa nên bé sẽ nhai đầu ti. Bên cạnh đó, việc cho bé bú sai cách, con ngậm không chính xác sẽ khiến mẹ bị đau.

  • Không có cảm giác châm nhẹ ở đầu ngực sau khi cho con bú xong, điều này chứng tỏ sữa mẹ tiết ra rất ít.

Dấu hiệu nào để nhận biết sữa mẹ ít hay nhiều?

Hướng dẫn cách để có đủ sữa cho bé bú

Tại sao sữa mẹ ít dần? Dưới đây sẽ là một số những phương pháp nhằm cải thiện vấn đề sữa mẹ ít dần.

Cải thiện chế độ ăn , thay đổi thực đơn hàng ngày

Để có được nguồn sữa dồi dào, trước tiên mẹ cần cải thiện về chế độ ăn uống của mình một cách hợp lý. Chị em nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, cũng như gia tăng tiêu thụ thêm khối lượng đồ ăn nhiều hơn so với bình thường. Chỉ có như vậy mới có đủ năng lượng để cung cấp cho hai mẹ con. Khẩu phần ăn nên có đủ 4 nhóm chính như sau:

  • Chất béo lành mạnh từ bơ, dầu thực vật, mỡ.

  • Chất đạm của cá, trứng, thịt,...

  • Tinh bột có trong gạo, khoai, mì,...

  • Vitamin và chất khoáng có nhiều trong rau xanh và hoa quả tươi.

Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn làm 5-6 lần trong ngày trước khi cho bé bú, nhằm giúp kích thích sữa. Ngoài ra, chị em có thể sử dụng những món ăn truyền thống giúp lợi sữa như: chân giò hầm đu đủ, cháo lạc,... Nhưng cần tránh những loại gia vị cay nồng, để không làm ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ.

Chị em cần ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và nên thay đổi để tránh ngán

Uống nhiều nước mỗi ngày

Nước có tác dụng giúp kích thích sản sinh ra sữa, vậy nên mỗi ngày cần uống từ 2,5 đến 3 lít nước. Thời điểm nên uống nước là khi thấy khát, trước và sau khi cho bé bú, trước khi đi ngủ để kích thích sữa về.

Một số loại nước mẹ nên sử dụng để tránh sữa mẹ ít dần như: nước ép từ trái cây tươi, nước lọc, nước canh, trà vằng hoặc trà thảo mộc.

Tuy nhiên, không phải cứ uống nhiều nước sẽ lợi sữa hơn. Ngược lại nếu chế độ ăn uống không điều độ và khoa học sẽ làm rối loạn đường tiêu hóa, thậm chí làm cho trẻ bị táo bón.

Hạn chế dùng núm vú giả và bình bú

Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Việc cho bé dùng bình sữa và núm vú giả mẹ nên hạn chế lại. Mẹ nên dành thời gian chăm bé và nên cho bé bú trực tiếp. Khi tiếp xúc với ti mẹ nhiều sẽ giúp bé có những phản xạ nhanh hơn. Không nên cho bé ngậm ti giả, hay bú bình nhiều bởi như thế sẽ khiến bé quen dần với núm ti giả và không quen ti mẹ nữa. Trường hợp bé không còn quen ti mẹ thì sữa sẽ không về.

Cải thiện sữa mẹ trong quá trình bú

Khi sữa mẹ ít dần, nhưng chị em vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú như bình thường. Bởi việc này giúp kích thích việc sản xuất sữa và giúp sẽ nhanh về. Vậy nên mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý dưới đây.

Nên làm:

  • Thời gian bú nên kéo dài khoảng 20-30 phút hoặc đến khi bé tự dừng lại.

  • Nên cho trẻ bú nơi vắng vẻ, để bé tập trung bú thay vì bị phân tâm bởi những động tĩnh xung quanh.

  • Mẹ nên để bé bú hết bầu sữa này rồi mới chuyển sang bầu sữa khác. Nhằm tận dụng hết sữa béo, mà lại còn giúp kích thích tạo sữa 2 bên bằng nhau.

Không nên làm:

  • Không lấy ti ra giữa chừng nếu thấy bé ngủ, vì khi no trẻ sẽ tự bỏ ti ra.

  • Không nên đợi bé khóc mới cho bú.

  • Không để dành sữa tồn trong ngực, vì sẽ gây ức chế việc tiết sữa mới.

Một số lưu ý trong quá trình cho trẻ bú mẹ cần biết

Tâm lý của người mẹ

Sau 6 tháng sữa mẹ ít dần hoặc sữa về chậm có thể là do vài nguyên nhân khác, trong đó có yếu tố tâm lý của mẹ trong giai đoạn cho con bú.

Khi thấy bản thân đang ít dần sữa đi, mẹ không nên quá lo lắng hay nản chí. Lúc này yếu tố tâm lý nắm một vai trò rất quan trọng, chị em nên bình tĩnh và thư giãn đầu tinh thần. Bên cạnh đó, mẹ nên kiên nhẫn cho bé bú như một hành động để nhắc nhở cơ thể mình tiết sữa.

Các chuyên gia khuyến khích nên kết hợp những động tác massage ngực, xoa bóp quanh bầu vú để kích thích sữa tiết ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể tận dụng dòng nước chảy đều khi tắm dưới vòi hoa sen, cũng là một mẹo hay bạn có thể áp dụng.

Mẹ nên để tâm trạng thoải mái

Nhìn chung, vấn đề sau 6 tháng sữa mẹ ít dần rất phổ biến. Cũng có một số trường hợp, chị em bị mất sữa sau 1-2 tuần sau sinh. Do đó, các mẹ nên kết hợp một cách khoa học giữa nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng, đặc biệt nên giữ một tinh thần thoải mái. Qua những chia sẻ về tình trạng sữa mẹ ít dần phải làm sao ở trên, hy vọng đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho mọi người.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo