Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Mẹo phân biệt cúm A và cúm thường trong 5 giây mẹ nên biết

Gần đây đang diễn ra dịch cúm khiến mọi người rất lo lắng, bởi diễn biến khó lường và sự nguy hiểm của chúng ở trẻ em. Vậy làm thế nào để phân biệt cúm A và cúm thường khi chúng đều có triệu chứng tương đồng nhau? Hãy cùng tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé.

Điểm giống nhau của cúm A và cúm thường

Theo Tổ chức y Tế Thế giới (WHO) cho biết, việc bị nhiễm bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Đặc biệt, trong những môi trường tập chung đông người hoặc nơi sinh hoạt công cộng sẽ là nơi giúp virus phát triển và lây lan nhanh hơn. Cả hai bệnh này đều do virus gây ra và đều là bệnh ở đường hô hấp trên vào các thời điểm giao mùa.

Đường lây chủ yếu là từ người sang người khi virus nằm trong dịch mũi, họng của người bệnh qua đường giọt bắn khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Đặc biệt virus cúm có thể lây gián tiếp từ vật qua người.

Cách phân biệt cúm A và cúm thường nhanh nhất

Dù nguyên nhân, đường lây giống nhau, nhưng cúm thường thì đa số có triệu chứng nhẹ và nhanh khỏi. Ngược lại, đối với cúm A sẽ rất khó kiểm soát do sự tiến triển nhanh và có thể để lại nhiều biến chứng khác.

Đặc điểm của cúm thường là gì ?

Cúm thường còn gọi là cảm lạnh hoặc cảm cúm, gây bệnh ở đường hô hấp trên do hơn 200 loại virus gây ra. Chúng thường phát triển mạnh ở các điều kiện ẩm ướt, mát mẻ hoặc nhiệt độ thấp. Loại virus hay gây nên bệnh cúm  thường là virus Rhinovirus (gây bệnh ở mũi).

Bệnh cúm thường nhẹ, nhanh khỏi bệnh và ít gây ra những biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng của cảm cúm thường chỉ kéo dài khoảng một tuần và dễ lây lan trong thời gian nhiễm bệnh.

Đặc điểm của cúm A là gì?

Cúm A là loại virus gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi các chủng như: H1N1, H5N1, H7N9. Đa số những người bị nhiễm bệnh có thể tự khỏi bệnh và không cần sử dụng thuốc điều trị. Mặt khác, có những trường hợp phải nhập viện và có thể tử vong do nhiễm virus này.

Virus cúm A lan truyền rất nhanh, chủ yếu là từ người này sang người khác thông qua việc ho, hắt hơi hoặc những giọt nước của người nhiễm virus cúm. Đôi khi, mọi người bị nhiễm bệnh còn do đụng vào bề mặt có chứa virus hoặc chạm vào miệng và mũi của người bệnh.

Phân biệt điểm khác nhau giữa cúm A và cúm thường

Biểu hiện, triệu chứng của cúm A và cúm thường 

Để phân biệt cúm A và cúm thường chúng ta cần chú ý một số dấu hiệu dưới đây: 

Triệu chứng điển hình rõ nhất của cúm thường

Phần lớn triệu chứng của cúm thường sẽ chỉ xuất hiện trong vòng 1 tuần với những biểu hiện sau:

  • Đau họng.

  • Chảy nước mũi và hắt hơi.

  • Sốt nhẹ kèm theo ho.

  • Đau đầu (hiếm gặp).

  • Cơ thể đau nhức nhẹ, mệt mỏi.

Triệu chứng điển hình của cúm A thường xuất hiện ở trẻ

Các triệu chứng của cúm A sẽ thường nghiêm trọng hơn so với cúm thường nhiều như:

  • Đau đầu, mệt mỏi và đau nhức xương.

  • Ho kèm theo khó thở.

  • Sốt cao trên 38.5 độ C.

  • Sưng hạch hầu họng, viêm và đau nhức vòm họng.

  • Trẻ cũng có thể chán ăn, đau bụng, buồn nôn và nôn.

  • Lười vận động, ngủ li bì.

Cúm A ở trẻ thường kéo dài trong bao lâu? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi trẻ. Thường ở trẻ chỉ kéo dài trong vòng 1 tuần nếu không gặp những biến chứng nặng. Tuy nhiên tình trạng ho có thể kéo dài và có thể trẻ sẽ mất khoảng 2-4 tuần để cơ thể bình phục hoàn toàn.

Triệu chứng, dấu hiệu cúm A thường gặp ở trẻ

Hướng dẫn cách điều trị cúm thường và cúm A

Điều trị cúm thường ở trẻ an toàn

So với các triệu chứng của cúm A thì cúm thường sẽ ít nguy hiểm hơn, đặc biệt triệu chứng của bệnh thường tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc. Mặt khác, khi xuất hiện những triệu chứng nặng người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị.

Để làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và giúp tình trạng bệnh có tiến triển tốt hơn dưới đây là một số phương pháp thực hiện ngay tại nhà:

  • Bù nước cho trẻ bằng cách sử dụng oresol hoặc uống nước ấm.

  • Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ khi trẻ sốt từ 38.5 độ.

  • Không được ăn uống đồ lạnh.

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

  • Cho trẻ nghỉ ngơi và vận động thể dục, thể thao hợp lý.

  • Sử dụng nước ấm để vệ sinh cho trẻ mỗi ngày.

  • Cho bé mặc những bộ quần áo có khả năng thấm mồ hôi.

Điều trị cúm A tại nhà cho trẻ

Khi trẻ mắc cúm A, phụ huynh nên áp dụng một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà như sau:

  • Hạ sốt: Nếu bé bị sốt cao từ 38.5 độ C, phụ huynh hãy cho bé sử dụng thuốc hạ sốt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, để phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ. Trong trường hợp bé tiếp tục sốt thì sau 4-6 tiếng nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt lại. Lưu ý mỗi ngày không dùng thuốc quá 4 lần. Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp dùng nước ấm lau tại vùng nách, bẹn, cổ và lưng cho bé.

  • Điều trị ho: Khi trẻ ho liên tục mẹ nên cho trẻ sử dụng siro ho thảo dược hoặc bằng những mẹo dân gian như: hấp mật ong quất, lá hẹ,... Nếu trẻ ho có đờm mẹ nên kết hợp với vỗ rung để giúp long đờm. Mặt khác, nếu trẻ ho quá nhiều có thể sử dụng khí dung.

  • Trẻ bị tiêu chảy nhiều, mẹ nên sử dụng men sống, tăng cường bù điện giải và uống nhiều nước nhằm tránh tình trạng bị mất nước

  • Bé bị ngạt mũi, lúc này mẹ cần rửa mũi cho bé bằng nước muối, kết hợp hút mũi để giúp bé thông thoáng đường thở.

  • Các phụ huynh nên chú ý cho bé nằm cách ly với người nhà, nhằm tránh trường hợp bị lây lan chéo trong gia đình.

Khi trẻ ho liên tục mẹ nên cho trẻ sử dụng siro ho thảo dược

Trong trường hợp bé bị sốt kéo dài và các triệu chứng không có dấu hiệu giảm thì mẹ nên cho bé đến bệnh viện để khám và có phác đồ điều trị.

Biến chứng của cúm A đối với các bé nhỏ

Cúm A ở trẻ nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, rất dễ chuyển sang thể nặng như: tình trạng suy hô hấp, khó thở, thở gấp. Bên cạnh đó là những biến chứng khó lường như: Viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy cấp,... 

Đối với những trẻ có bệnh nền như bệnh tim mạch, máu, thừa cân béo phì hoặc hen suyễn thì biến chứng càng nhanh và nguy hiểm, đặc biệt có thể dẫn đến tử vong.

Biện pháp phòng bệnh cúm A an toàn cho trẻ nhỏ 

Để có thể phòng ngừa được cúm A ở trẻ, phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Cần cho bé tiêm vắc xin hàng năm đầy đủ.

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh mũi họng, rửa tay thường xuyên và không để trẻ cho tay lên mũi, miệng.

  • Hạn chế cho bé đến nơi đông người và tránh tiếp xúc với những người đang bị cúm hoặc có nguy cơ mắc bệnh.

  • Tăng cường dinh dưỡng và cho bé vận động thường xuyên nhằm nâng cao sức đề kháng.

  • Vệ sinh nơi ở và đồ chơi của bé thường xuyên.

  • Khi bé có dấu hiệu của bệnh cúm thì mẹ nên cho bé đi khám ngay, không nên chủ quan.

  • Giữ ấm cơ thể cho bé trong những ngày trời trở lạnh.

Phương pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả ở trẻ nhỏ

Bệnh cúm A ở trẻ em tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, khi không được phát hiện sớm và điều trị. Vì sức khỏe và sự phát triển của trẻ, mẹ hãy quan tâm đến những thay đổi bất thường của con nhằm phát hiện và kịp thời xử trí. Qua bài viết phân biệt cúm A và cúm thường trên hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh có thể nhận biết và phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm bệnh ở trẻ.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo