-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh và 5 dấu hiệu nhận biết
Sặc sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng tràn sữa vào đường thở khiến bé bị sặc, khó thở,... Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Vậy nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh là do đâu? Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng này? Cùng Bách Hoá Vì Dân tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh thường gặp
Tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
-
Nguyên nhân đầu tiên chúng ta có thể nói đến chính là lượng sữa của người mẹ quá nhiều. Lượng sữa tiết ra quá nhiều sẽ gây ra sự khó chịu cho cả mẹ và bé. Mẹ phải thay đổi nhiều tư thế cho bé bú được thoải mái. Lượng sữa nhiều khiến tốc độ nuốt của bé nhanh hơn, khi bé không theo kịp sẽ dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa lên mũi.
-
Nguyên nhân thứ hai là tư thế cho trẻ bú. Nhiều mẹ thường để cho bé bú trong tư thế quá gập hoặc quá ngửa dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa. Tư thế chính xác nhất là mẹ cho bé nằm bú ở một góc nghiêng 45 độ. Hãy chọn những chiếc ghế có điểm tựa để không bị mỏi khi cho bé bú.
-
Thói quen vừa ăn vừa ngủ là nguyên nhân khiến cho bé bị sặc sữa khi bú mẹ. Ngậm núm vú sẽ khiến bé dễ đi vào giấc ngủ hơn, tuy nhiên khi ở trạng thái này bé sẽ dễ bị mơ màng và ngậm sữa trong miệng. Khi trẻ hít thở, sữa sẽ theo lên mũi vào khí quản gây sặc sữa.
-
Ở trẻ từ 3 - 4 tháng tuổi, lúc này trẻ đã có thể tập trung vào những tác động bên ngoài. Chính vì thế, khi cha mẹ hoặc người cho trẻ bú tạo ra những tiếng động bên ngoài làm cho trẻ chú ý và kích thích khiến trẻ cười trong quá trình bú sữa. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị sặc sữa vào khí quản.
-
Đặt trẻ nằm ngay sau khi bú cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sặc sữa lên mũi. Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm. Với các em bé sơ sinh, dạ dày của bé còn nhỏ và đang trong quá trình hoàn thiện nên rất dễ bị trào ngược khi để trẻ nằm ngay sau khi ăn. Tốt nhất ngay khi bé ngủ mẹ vẫn bế bé trong tư thế đứng tầm 15 phút, vỗ ợ hơi rồi đặt bé nằm nghiêng đề phòng sặc sữa.
Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Dấu hiệu nhận biết tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh
Sặc sữa ở trẻ sơ sinh nếu được phát hiện sớm sẽ giúp ích rất nhiều. Mẹ có thể nhanh chóng kịp thời xử lý để tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Bậc phụ huynh có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết:
-
Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau bú) đột ngột phát ra tiếng ho mạnh, ho sặc sụa, và dần tím tái rồi lịm đi.
-
Trẻ đột nhiên khóc toáng lên.
-
Mẹ sẽ thấy tràn sữa trào ra từ mũi và miệng của trẻ.
-
Trẻ có biểu hiện hốt hoảng da trở nên xanh tái, cũng có thể mềm nhũn hoặc co cứng.
-
Trường hợp trở nặng hơn, trẻ có thể ngưng thở.
Trẻ đột nhiên khóc toáng lên là một trong những dấu hiệu nhận biết sặc sữa
Cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa an toàn nhất
Xử lý khi trẻ bị sặc sữa kịp thời sẽ giúp trẻ sẽ thoát khỏi nhiều tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ có thể tham khảo các bước sau đây để xử lý sặc sữa ở trẻ:
Bước 1: Bế trẻ ở tư thế đứng
Khi trẻ bị sặc sữa đang bú hoặc bú nằm), mẹ cần xử lý ngay bằng cách bế bé ngồi dậy, để bé ho và sữa có thể ra ngoài. Nếu thấy trẻ ho nhiều là trẻ bị sặc ít và tự có phản xạ để tống sữa ra ngoài. Lau chùi sữa quanh miệng và mũi cho trẻ sau khi ho.
(Lưu ý: Khi bé đã ổn định thì không cần tiến hành các bước tiếp theo).
Xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh bằng cách bế đứng bé lên
Bước 2: Hút sữa từ mũi và miệng của trẻ
Trong trường hợp trẻ tím tái nhiều hơn, mẹ cần hút sữa từ miệng và mũi của trẻ. Ngay lúc này mẹ có thể dùng chính miệng của mình để hút, càng nhanh càng tốt. Sau đấy lập tức liên lạc với xe cấp cứu để đưa bé tới viện.
Bước 3 : Vỗ nhẹ và ấn ngực
Sau khi đã thực hiện xong bước 2 nhưng tình trạng của trẻ vẫn không có sự cải thiện. Mẹ lập tức đặt bé nằm úp lên cách tay của mình, tay còn lại khum vào và vỗ nhẹ liên tục 5 lần vào lưng của bé. Vị trí vỗ là chỗ giữa 2 xương bả vai, lặp lại 2-3 chu kỳ.
Tiếp đó mẹ lật trẻ lại, kiểm tra xem trẻ đã ọc hết sữa ra chưa? Bé đã có thể thở bình thường và giảm tình trạng tím tái chưa? Nếu trẻ vẫn còn khó thở tím tái thì để trẻ trên mặt phẳng cứng, dùng 2 ngón tay trỏ giữ ấn 1 lực vừa đủ xuống nửa dưới của xương ức (khoảng 4cm). Mỗi lần ép 100 - 120 lần trên một phút, kết hợp với thổi ngạt: ngậm mũi và miệng của trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên.
Vỗ nhẹ nếu bế đứng không giải quyết được tình trạng sặc sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh
Bước 4: Đưa trẻ đi cấp cứu
Đây là tình trạng xấu nhất, lúc này trẻ vẫn chưa thở được và vẫn còn tím tái nhiều. Hãy thực hiện lại tất cả các bước 2, bước 3 trong quá trình đưa trẻ đi cấp cứu.
Phòng ngừa sặc sữa ở trẻ sơ sinh
Phương pháp phòng ngừa sặc sữa cho trẻ không phải bậc phụ huynh nào cũng biết và áp dụng đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản và hiệu quả mẹ có thể tham khảo:
-
Không cho trẻ vừa ngủ vừa bú sữa.
-
Khi trẻ ho hoặc khóc phải dừng cho trẻ bú sữa ngay.
-
Nên để bé ở tư thế thoải mái khi bú, không quá gập cũng không quá ngửa. Một mẹo nhỏ cho mẹ là nếu sữa mẹ tiết ra quá nhiều trẻ không kịp bú, mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại.
-
Sau khi cho trẻ bú xong thì bế trẻ theo tư thế thẳng, mặt kề lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ nhàng cho trẻ ợ hơi. Sau khoảng 15 phút rồi mới từ từ cho trẻ nằm xuống.
Lựa chọn một tư thế thoải mái cho cả mẹ và bé
Tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm và có thể khiến trẻ tử vong. Vậy nên, với những chia sẻ của chúng tôi ở trên, hy vọng sẽ mang đến cho các bậc cha mẹ những kiến thức cần thiết về xử trí và phòng ngừa tình trạng sặc sữa ở trẻ.
Xem thêm:
- Top các thành phần mỹ phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai
- Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng quy trình tại nhà
- Những kiến thức mẹ cần biết: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
- Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Hướng dẫn cách để có đủ sữa cho bé
- Sữa mẹ có vị gì, màu sắc như thế nào mới là tốt?
- Vấn đề mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải liệu có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu bị tiêu chảy do đâu? 5 mẹo điều trị giúp mẹ nhanh khỏi
- Phương pháp da kề da và những lợi ích tuyệt vời mẹ nên biết
- Vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh và lời khuyên từ chuyên gia mẹ nên biết
- Vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng, mẹ có nên cho đi khám?
- Mẹo phân biệt cúm A và cúm thường trong 5 giây mẹ nên biết
- Giải đáp vấn đề: “Có nên sấy tóc cho trẻ sơ sinh không?”
- Mua đồ cho bé sơ sinh - Những mẹo mẹ nên biết để tránh lãng phí
- Lưu ý trong dưỡng da và cách chọn kem dưỡng da mùa đông cho bé
- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - Kẻ tử thần bên nôi
- Tâm lý mẹ bầu thay đổi qua từng giai đoạn như thế nào?
- Cách giữ ấm cho bé ban đêm không bị lạnh, tránh bệnh nguy hiểm
- 5 nguyên tắc giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh kéo dài
- Lắng nghe giải pháp dành cho bé biếng ăn
- Món bà bầu nên ăn vào buổi tối không lo tăng cân, con khỏe
- Adenovirus là gì? Adenovirus nguy hiểm như thế nào đến trẻ nhỏ
- TOP 5 cách điều trị đái dầm ở trẻ an toàn mẹ không nên bỏ qua
- Triệu chứng cúm A ở trẻ là gì? Phân biệt cúm A với cảm lạnh và Covid - 19
- Sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ bầu suýt qua đời vì cố ăn bát cháo
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 3
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 2
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 1
- Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh mùa mưa bão, tránh bệnh nguy hiểm
- Mẹ bầu thức khuya - Con chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, sinh ra hay quấy khóc
- Bà bầu có ăn bánh trung thu được không? 5 điều mẹ không nên bỏ qua
- Mang thai mùa hè và những điều mẹ bầu không nên bỏ qua
- Tiêm vacxin cho bà bầu và những thông tin mẹ cần biết
- Sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt mẹ bầu cần biết
- Nước ép cà chua có tốt cho bà bầu?
- Sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè nắng nóng
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách, không lo ốm vặt
- Máy lọc không khí có nên dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh không?
- Lợi ích từ cháo cá chép đối với mẹ bầu
- Kinh nghiệm chọn sữa cho mẹ bầu
- Các loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh
- Xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thai
- Các biến chứng khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Những tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu
- Trầm cảm nguy hiểm như thế nào đến mẹ bầu?
- Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu
- Những TIP nhỏ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn
- Các loại thuốc mẹ không nên dùng khi mang thai
- Thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu
- Các bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu