Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

TOP 5 cách điều trị đái dầm ở trẻ an toàn mẹ không nên bỏ qua

Đái dầm ở trẻ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ. Đây cũng là bệnh lý khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bách Hóa Vì Dân xin mách mẹ mẹo trị đái dầm hiệu quả lại an toàn bằng một số phương pháp qua bài viết dưới đây.

Đái dầm là bệnh gì?

Đái dầm là tình trạng trẻ nhỏ không tự chủ được khi đi tiểu trong lúc ngủ say vào ban đêm. Các bậc phụ huynh cần phân biệt rõ tiểu đêm và đái dầm ban đêm ở trẻ. Tiểu đêm là tình trạng thức dậy để đi tiểu vào ban đêm, sau đó sẽ ngủ lại.

Một số trẻ sẽ gặp tình trạng tiểu cấp bách không kiểm soát chứ không phải là bị đái dầm. Tức là, trẻ ý thức được việc đi tiểu nhưng thường không đủ thời gian để đi vệ sinh. Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này với nhau.

Đái dầm ở trẻ có phải là bệnh lý

Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm khi ngủ

Đái dầm ở trẻ được chia thành 2 loại là đái dầm tiên phát và thứ cấp. Đái dầm tiên phát là tình trạng đái dầm khi ngủ, xảy ra trong một thời gian dài hồi nhỏ. Đái dầm thứ cấp là trẻ đã từng có khoảng thời gian không đái dầm nhưng sau đó lại gặp tình trạng đái dầm trở lại.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đái dầm tiên phát

Đái dầm là hậu quả của một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ thường không nhịn được tiểu đêm và không thức dậy được khi bàng quang đã đầy.
  • Trẻ tăng sản xuất nước tiểu vào buổi tối và đêm.
  • Trẻ ít đi vệ sinh vào ban ngày, chủ yếu đi vào ban đêm.

Thông thường, ban ngày trẻ mải chơi mà quên đi cảm giác muốn đi tiểu và nhịn đến khi không thể nhịn được nữa mới đi tiểu. Dấu hiệu của những em bé nhịn tiểu là mặt căng thẳng, đứng vắt chéo chân, người vặn vẹo, dùng tay che hàng để kìm lại dòng nước tiểu. Khi bé có những dấu hiệu này, phụ huynh cần đưa đi tiểu ngay để chỉnh đốn lại thói quen của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đái dầm

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đái dầm thứ cấp

Trẻ đái dầm thứ phát là dấu hiệu của bệnh lý hoặc vấn đề cảm xúc của bé. Ngoài việc, đái dầm khi ngủ ban đêm bé còn gặp tình trạng không tự chủ vào ban ngày. Các nguyên chính là do:

  • Bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi có sự kích thích bàng quang sẽ khiến trẻ bị đau và khó chịu khi đi tiêu. Trẻ thường cảm thấy mót tiểu và đi tiểu thường xuyên.
  • Hệ thần kinh có vấn đề: Sự bất thường của hệ thần kinh do chấn thương hoặc một số bệnh lý có thể mất cân bằng dây thần kinh, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát trong đi tiểu.
  • Vấn đề về cảm xúc của trẻ: Sống trong gia đình có nhiều sự căng thẳng, bố mẹ thường xảy ra mâu thuẫn và xung đột khiến trẻ đái dầm.

Bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đái dầm ở trẻ

Cách trị bé đái dầm tại nhà, an toàn, hiệu quả

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số mẹo trị bệnh đái dầm của bé sau đây:

Bệnh đái dầm và cách điều trị bằng rau ngót

Với nguyên liệu là rau ngót và nước sạch, mẹ có thể chế biến như sau:
Rau ngót sạch, đảm bảo an toàn đem tốt chỉ lấy phần lá, sau đó ngâm với muối để tránh tình trạng bị ngộ độc. Vò nát rau rồi cho vào bát và đổ nước sôi 100 độ C, khuấy đều để nguội rồi cho bé uống. Mẹ thực hiện việc này mỗi ngày, mỗi lần cho bé uống khoảng 1 bát cơm nước rau ngót và buổi chiều hoặc tối.

Điều trị đái dầm ở trẻ bằng rau ngót

Cách trị bé đái dầm tại nhà bằng trứng gà

Với nguyên liệu là trứng gà kết hợp với hạt tiêu xay, mẹ kết hợp thực hiện:
Làm vỡ một đầu quả trứng, sau đó cho hạt tiêu trắng vào quả trứng rồi mang hấp chín. Sau khi trứng chín, đợi vỏ còn nhiệt độ ấm thì mẹ bóc vỏ cho bé ăn mỗi ngày vào buổi tối.
Thực hiện liệu trình từ 5 - 7 ngày, nếu muốn đạt hiệu quả nhanh trẻ 5 tuổi trở lên mẹ cho ăn 2 quả mỗi tối nhé.

Cách trị bé đái dầm tại nhà bằng trứng gà

Trị đái dầm ở trẻ nhỏ bằng quả óc chó và nho khô

Mẹ sử dụng 1- 2 quả óc chó và 10 hạt nho khô, thực hiện các bước sau:
Trước khi bé đi ngủ, mẹ cho bé ăn trực tiếp hạt óc chó và nho khô như ăn vặt. Các dưỡng chất trong hai loại quả này có thể giúp trẻ cải thiện được tình trạng đái dầm. Mẹ thực hiện đều đặn mỗi tuần sẽ nhận được kết quả bất ngờ.

Trị đái dầm ở trẻ nhỏ bằng quả óc chó

Điều trị đái dầm ở trẻ bằng cua biển

Lấy mang cua biển rồi bạn mang sơ chế và làm sạch. Mang cua biển là phần xốp xốp phía trong con cua chứ không phải phần thịt. Phần “mang cua” bạn nấu canh hoặc hấp cách thủy cho bé ăn từ 1 - 3 bữa mỗi ngày. Thực hiện hàng ngày trong vòng một tuần.

Cua biển là món ăn có chứa dưỡng chất hạn chế bệnh đái dầm bệnh ở trẻ

Một lưu ý nữa là, để tránh bé bị đái dầm bạn không nên cho bé uống nhiều nước hoặc ăn các loại hoa quả nhiều vào buổi tối. Trước khi đi ngủ, mẹ hãy nhắc bé đi tiểu chắc chắn tình trạng  đái dầm ở trẻ sẽ được giải quyết. Cảm ơn đã đón đọc bài viết điều trị đái dầm ở trẻ của chúng tôi.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo