-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Những tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu
Với phụ nữ mang thai thì giấc ngủ vô cùng quan trọng. Thai nhi sẽ phát triển lớn dần trong bụng làm vòng bụng lớn lên trở nên nặng nề và những tác động khác bên ngoài sẽ khiến cho giấc ngủ của các mẹ không còn được thoải mái.
Những tư thế nằm ngủ tốt cho mẹ bầu
Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu
Đi cùng với chế độ ăn uống dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thì giấc ngủ cũng là vấn đề mà mọi người cần phải quan tâm đến để đảm bảo cho sức khỏe, sự phát triển cho cả mẹ và bé. Sau đây là những tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu nên chú trọng.
1. Nằm nghiêng khi ngủ
Đây là tư thế nằm an toàn nhất cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng. Nằm nghiêng trái sẽ cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn, sẽ không gây áp lực lên các cơ quan nội tạng.
Nằm nghiêng bên nào cũng quan trọng nhưng nằm nghiêng bên trái là được khuyến nghị bởi các lợi ích sau :
- Nằm nghiêng trái sẽ làm gia tăng lượng máu, đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi thai nhi tốt hơn.
- Nằm tư thế này sẽ giảm nguy cơ thai bị chết lưu.
- Ngủ nghiêng trái còn giúp lọc bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể của mẹ bầu.
2. Dùng gối được thiết kế cho mẹ bầu
Một trong những tư thế quan trọng nằm ngủ tốt cho mẹ bầu đó là dùng gối thiết kế cho mẹ bầu. Cho dù nằm ở tư thế nào thì việc nằm mãi một tư thế là khó có thể làm được. Vậy nên các mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình những chiếc gối dài, có chất liệu mềm, để kê ở phía trước và sau bụng để giảm trọng lượng của bụng, cũng tránh được tình trạng chân này đè chân kia, giúp cho cột sống được thẳng tránh bị mỏi người và giúp các mẹ bầu có giấc ngủ êm ái hơn.
3. Dùng gối kê chân cao
Khi mang thai các vấn đề như phù chân, chuột rút, … thì hầu hết các mẹ bầu đều mắc phải. Để có một giấc ngủ ngon, thì việc kê chân cao hay dùng những tấm nệm êm là không thể thiếu.
Dùng gối kê chân cao khi ngủ cho mẹ bầu
Ngoài ra các mẹ có thể kê cao phần cuối chân giường hoặc nâng phần đáy đệm lên. Việc này sẽ giúp máu dễ lưu thông, ngăn ngừa được triệu chứng giãn tĩnh mạch, chèn ép dẫn đến chuột rút.
4. Kê cao gối khi ngủ
Vào các tuần thai lớn dẫn đến tăng cân, áp lực của thai nhi cũng sẽ gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của người mẹ hẹp hơn trong quá trình phát triển thai nhi, khiến cho mẹ bầu dễ bị ngủ ngáy. Để hạn chế tình trạng này, khi ngủ các mẹ nên kê cao gối để nâng cao đầu và lưng, giúp dễ thở hơn, đồng thời giảm áp lực lên cơ hoành, hỗ trợ tốt cho hoạt động của dạ dày mang lại cảm giác thoải mái, tạo một giấc ngủ ngon cho cả mẹ và thai nhi.
Những tư thế nên tránh để không gây hại cho thai nhi
Bắt đầu từ tuần thai thứ 24 thì các mẹ không nên nằm ngửa, vì nằm ngửa sẽ có những tác hại sau đây :
- Khi nằm ngửa thì trọng lượng của cơ thể sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột, và các mạch máu dẫn đến đau lưng, suy giảm tuần hoàn làm mẹ bầu khó chịu, gây ra giảm tuần hoàn thai nhi.
- Nằm ngửa có thể gây ra tụt huyết áp, chóng mặt, dẫn đến ngừng thở khi ngủ. Vậy nên các mẹ nên nằm nghiêng trái khi ngủ để tránh trường hợp này.
- Nằm nghiêng bên phải sẽ khiến cho tử cung nghiêng theo hướng này làm mạch máu trong tử cung bị xoắn và chèn ép gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Xem thêm:
- Top các thành phần mỹ phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai
- Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng quy trình tại nhà
- Những kiến thức mẹ cần biết: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
- Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Hướng dẫn cách để có đủ sữa cho bé
- Sữa mẹ có vị gì, màu sắc như thế nào mới là tốt?
- Vấn đề mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải liệu có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu bị tiêu chảy do đâu? 5 mẹo điều trị giúp mẹ nhanh khỏi
- Phương pháp da kề da và những lợi ích tuyệt vời mẹ nên biết
- Vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh và lời khuyên từ chuyên gia mẹ nên biết
- Vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng, mẹ có nên cho đi khám?
- Mẹo phân biệt cúm A và cúm thường trong 5 giây mẹ nên biết
- Giải đáp vấn đề: “Có nên sấy tóc cho trẻ sơ sinh không?”
- Mua đồ cho bé sơ sinh - Những mẹo mẹ nên biết để tránh lãng phí
- Lưu ý trong dưỡng da và cách chọn kem dưỡng da mùa đông cho bé
- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - Kẻ tử thần bên nôi
- Tâm lý mẹ bầu thay đổi qua từng giai đoạn như thế nào?
- Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh và 5 dấu hiệu nhận biết
- Cách giữ ấm cho bé ban đêm không bị lạnh, tránh bệnh nguy hiểm
- 5 nguyên tắc giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh kéo dài
- Lắng nghe giải pháp dành cho bé biếng ăn
- Món bà bầu nên ăn vào buổi tối không lo tăng cân, con khỏe
- Adenovirus là gì? Adenovirus nguy hiểm như thế nào đến trẻ nhỏ
- TOP 5 cách điều trị đái dầm ở trẻ an toàn mẹ không nên bỏ qua
- Triệu chứng cúm A ở trẻ là gì? Phân biệt cúm A với cảm lạnh và Covid - 19
- Sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ bầu suýt qua đời vì cố ăn bát cháo
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 3
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 2
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 1
- Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh mùa mưa bão, tránh bệnh nguy hiểm
- Mẹ bầu thức khuya - Con chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, sinh ra hay quấy khóc
- Bà bầu có ăn bánh trung thu được không? 5 điều mẹ không nên bỏ qua
- Mang thai mùa hè và những điều mẹ bầu không nên bỏ qua
- Tiêm vacxin cho bà bầu và những thông tin mẹ cần biết
- Sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt mẹ bầu cần biết
- Nước ép cà chua có tốt cho bà bầu?
- Sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè nắng nóng
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách, không lo ốm vặt
- Máy lọc không khí có nên dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh không?
- Lợi ích từ cháo cá chép đối với mẹ bầu
- Kinh nghiệm chọn sữa cho mẹ bầu
- Các loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh
- Xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thai
- Các biến chứng khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Trầm cảm nguy hiểm như thế nào đến mẹ bầu?
- Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu
- Những TIP nhỏ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn
- Các loại thuốc mẹ không nên dùng khi mang thai
- Thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu
- Các bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu