-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng, mẹ có nên cho đi khám?
Vùng kín của trẻ sơ sinh có chất màu trắng là dấu hiệu gì, có cần đi khám hay không? Có lẽ đây là một vấn đề nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm hiện nay. Những em bé sơ sinh đều có thể tiết một ít dịch âm đạo màu trắng và không hôi, sau một thời gian dịch sẽ đổi màu. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì, chăm sóc bé như thế nào cho tốt?
Dấu hiệu nhận biết chất màu trắng ở vùng kín trẻ sơ sinh
Thông thường sẽ có một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm vùng kín đối với các bé sơ sinh giúp bậc phụ huynh nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị:
-
Vùng kín trẻ sơ sinh khi có biểu hiện lạ sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó tiểu tiện và kèm theo tình trạng trẻ quấy khóc.
-
Môi nhỏ của bộ phận vùng kín bị viêm, dính lấy nhau sẽ khiến cho lỗ tiểu của bé bị che. Khi đi tiểu không thành dòng, kèm theo bị tắc và chia nhỏ các tia thường là biểu hiện của chứng nhiễm khuẩn đường tiểu.
-
Vùng kín của bé khi bị dính dị vật, thường gặp nhất là tình trạng dính giấy vệ sinh sẽ gây ra viêm nhiễm. Bởi giấy là vật dùng hoá chất tẩy màu, hương liệu hoá học dễ gây kích ứng cho vùng kín và hậu môn của bé. Chính vì thế, khi trẻ đi ị chúng ra nên dùng khăn thay vì sử dụng giấy vệ sinh giống như người lớn.
-
Khi vùng kín xuất hiện mẩn đỏ, ngứa và nổi rôm sảy li ti là do các bậc phụ huynh đóng bỉm quá chặt hoặc không thay mới thường xuyên.
Dấu hiệu nhận biết chất màu trắng ở vùng kín trẻ sơ sinh
Vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng, có cần đi khám?
Trong quá trình mang thai, lượng nội tiết tố nữ trong máu của mẹ sẽ đi qua nhau thai và vào máu của con. Sau khi sinh, lượng nội tiết tố này sẽ giảm với trẻ do không còn gắn với nhau thai nữa. Lúc này sẽ dẫn đến hiện tượng âm đạo tiết dịch trắng như huyết trắng. Đây là một hiện tượng bình thường, vì vậy mẹ nên vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh bằng bông sạch và nước ấm. Nên chùi từ trên xuống dưới, không nên lau ngược từ hậu môn lên phía trên. Vì có thể, sẽ làm những chất dơ ở hậu môn nhiễm vào vùng kín của trẻ. Hiện tượng chất màu trắng ở vùng kín trẻ sơ sinh sẽ hết sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu vùng kín trẻ sơ sinh có mùi hôi hay kéo dài nhiều ngày, mẹ nên đưa bé đi khám xem có phải bé bị viêm nhiễm gì không.
Có nên đi khám khi vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng?
Cách vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh mỗi ngày
Mông là khu vực khi mẹ vệ sinh cần phải kèm với việc thay đồ. Muốn bảo vệ làn da của bé thì mẹ nên vệ sinh vùng này thường xuyên. Bởi, trong phân và nước tiểu có chứa các vi khuẩn gây hại và axit.
Làm khô da bé với khăn tắm có thấm nước bằng cách vỗ nhẹ liên tiếp, nên chú ý đến những nếp gấp tại bẹn. Bộ phận sinh dục cũng nên chăm sóc kỹ lưỡng.
Với các bé gái thì mẹ nên sử dụng các miếng gạc hay khăn vải cotton ướt không có xà phòng. Mẹ vệ sinh các nếp gấp, mép âm đạo từ trên xuống đến hậu môn. Cẩn thận hơn thì mẹ có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị, rửa sạch tay
Mẹ nên rửa tay thật sạch trước khi tắm cũng như vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh. Chuẩn bị thêm một chậu nước ấm và sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước. Nhiệt độ chuẩn trong khoảng từ 35 đến 38 độ C.
Bước 2: Cách vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh màu trắng
Sử dụng một miếng khăn xô mềm nhúng qua nước ấm và quấn quanh ngón trỏ rồi nhẹ nhàng lau dọc vùng kín của bé. Tiếp đến sử dụng một chiếc khăn mềm, sạch, nhúng ướt và quấn quanh ngón tay nhẹ nhàng chùi dọc theo chiều nế gấp. Mẹ lưu ý rằng, chỉ nên lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn không cần thiết phải tách môi âm đạo và không cần rửa sâu bên trong. Khi rửa, cũng không nên sử dụng xà phòng vì dễ có thể làm bé bị đau rát. Mẹ chỉ cần đảm bảo rửa đúng quy trình từ trước ra sau để đảm bảo vi khuẩn từ hậu môn không xâm nhập được vùng kín của bé.
Bước 3: Mặc quần áo thoáng mát cho bé
Sau khi vệ sinh vùng kín cho bé, mẹ nên sử dụng một tấm khăn mềm sạch để thấm khô vùng kín rồi mới đóng bỉm, mặc quần áo cho bé. Lựa chọn những bộ quần áo sợi cotton, thông thoáng.
Cách vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh mỗi ngày
Những lưu ý khi vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng
Những em bé đang ở độ tuổi sơ sinh, thường nhạy cảm với mọi tác động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo vệ sinh cho bé:
- Không tắm cho trẻ sơ sinh trước khi cuống rốn rụng vì nguy cơ nhiễm trùng khá cao. Cuống rốn sẽ rụng từ 1 - 3 tuần, vì thế mẹ hãy lau người cho bé với khăn mềm ướt.
- Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào vùng kín trẻ sơ sinh bởi với trẻ kết cấu âm đạo đang còn hẹp và dễ bị tổn thương.
- Nên sử dụng chậu tắm loại có thiết kế nằm ngửa ngồi, kích thước phù hợp. Chỉ đổ nước nông ngập nửa thau để nước không bị tràn vào mắt, mang tai và lỗ mũi của bé.
- Với trẻ từ 1 - 3 tháng tuổi chưa cần dùng sữa tắm vì khi sử dụng sữa tắm có thể làm da của bé bị khô và dễ kích ứng. Khi giai đoạn bé đã rụng rốn, ,mẹ có thể cho bé tắm trong bồn hoặc chậu. Hãy lựa chọn những loại sữa tắm cho bé thật dịu nhẹ và phù hợp với làn da của trẻ.
- Nếu mẹ muốn sử dụng dung dịch vệ sinh cho trẻ ở thời kỳ này, mẹ nên tham khảo thêm các chỉ dẫn của chuyên gia y tế để chọn lựa sản phẩm phù hợp.
- Áp dụng một số kinh nghiệm dân gian như sử dụng các loại nước lá để trị ngứa, mụn ngọt giúp mát da mát thịt để con ngủ được sâu giấc hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý chọn mua và sơ chế nguyên liệu cẩn thận tránh những tạp chất có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
- Không sử dụng các loại gel hay bất kỳ một loại kem nào bôi vào vùng kín trẻ sơ sinh có mùi, chất màu trắng, hoặc ngay cả khi vùng kín ở trạng thái bình thường khi chưa có sự chỉ định từ chuyên gia y tế.
- Các bậc phụ huynh nên nhớ thay bỉm, tã cho con thường xuyên. Bởi nếu sử dụng trong thời gian dài, lượng vi khuẩn lớn trong nước tiểu và phân có thể làm vùng kín của bé bị viêm.
- Không sử dụng phấn rôm để làm khô các vùng bẹn, mông, vùng kín. Bởi các tinh thể phấn rôm thường siêu nhỏ, dễ phát tán trong không khí nên dễ dẫn đến ngạt đường thở và xuất hiện nhiều bệnh hô hấp khác. Đặc biệt, cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư nằm trong Tổ chức y tế Thế giới đã khuyến cáo: “Sử dụng bột talc trên bộ phận sinh dục thường là tác nhân gây bệnh ung thư”. Chính vì thế, nhiều chuyên gia sản khoa khuyến cáo các mẹ không nên sử dụng phấn rôm để vệ sinh vùng nhạy cảm của bé. Có thể, loại bột này không trực tiếp gây ra bệnh ung thư nhưng nó lại dễ gây nhiễm trùng tại vùng chậu hoặc các khu vực cổ tử cung. Nặng hơn có thể dẫn đến vô sinh hoặc các cơn đau mãn tính sau này.
Lưu ý khi vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng
Trên đây là một số lưu ý khi gặp tình trạng vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc con nhỏ. Hãy để bé yêu của bạn khoẻ mạnh khám phá mọi thứ xung quanh. Tham khảo thêm nhiều chủ đề sức khoẻ khác tại chuyên mục Sức khoẻ đời sống của chúng tôi nhé.
Xem thêm:
- Top các thành phần mỹ phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai
- Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng quy trình tại nhà
- Những kiến thức mẹ cần biết: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
- Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Hướng dẫn cách để có đủ sữa cho bé
- Sữa mẹ có vị gì, màu sắc như thế nào mới là tốt?
- Vấn đề mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải liệu có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu bị tiêu chảy do đâu? 5 mẹo điều trị giúp mẹ nhanh khỏi
- Phương pháp da kề da và những lợi ích tuyệt vời mẹ nên biết
- Vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh và lời khuyên từ chuyên gia mẹ nên biết
- Mẹo phân biệt cúm A và cúm thường trong 5 giây mẹ nên biết
- Giải đáp vấn đề: “Có nên sấy tóc cho trẻ sơ sinh không?”
- Mua đồ cho bé sơ sinh - Những mẹo mẹ nên biết để tránh lãng phí
- Lưu ý trong dưỡng da và cách chọn kem dưỡng da mùa đông cho bé
- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - Kẻ tử thần bên nôi
- Tâm lý mẹ bầu thay đổi qua từng giai đoạn như thế nào?
- Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh và 5 dấu hiệu nhận biết
- Cách giữ ấm cho bé ban đêm không bị lạnh, tránh bệnh nguy hiểm
- 5 nguyên tắc giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh kéo dài
- Lắng nghe giải pháp dành cho bé biếng ăn
- Món bà bầu nên ăn vào buổi tối không lo tăng cân, con khỏe
- Adenovirus là gì? Adenovirus nguy hiểm như thế nào đến trẻ nhỏ
- TOP 5 cách điều trị đái dầm ở trẻ an toàn mẹ không nên bỏ qua
- Triệu chứng cúm A ở trẻ là gì? Phân biệt cúm A với cảm lạnh và Covid - 19
- Sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ bầu suýt qua đời vì cố ăn bát cháo
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 3
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 2
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 1
- Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh mùa mưa bão, tránh bệnh nguy hiểm
- Mẹ bầu thức khuya - Con chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, sinh ra hay quấy khóc
- Bà bầu có ăn bánh trung thu được không? 5 điều mẹ không nên bỏ qua
- Mang thai mùa hè và những điều mẹ bầu không nên bỏ qua
- Tiêm vacxin cho bà bầu và những thông tin mẹ cần biết
- Sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt mẹ bầu cần biết
- Nước ép cà chua có tốt cho bà bầu?
- Sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè nắng nóng
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách, không lo ốm vặt
- Máy lọc không khí có nên dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh không?
- Lợi ích từ cháo cá chép đối với mẹ bầu
- Kinh nghiệm chọn sữa cho mẹ bầu
- Các loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh
- Xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thai
- Các biến chứng khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Những tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu
- Trầm cảm nguy hiểm như thế nào đến mẹ bầu?
- Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu
- Những TIP nhỏ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn
- Các loại thuốc mẹ không nên dùng khi mang thai
- Thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu
- Các bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu