Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Vấn đề mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải liệu có nguy hiểm không?

Thai nhi phát triển càng lớn, thì mẹ sẽ càng phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe khác nhau. Trong đó, thường gặp nhất chắc là tình trạng mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải, đau dây thần kinh tọa. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, dưới đây sẽ là một số chia sẻ giúp mẹ bầu vượt qua những vấn đề này.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải

Vấn đề đau mông khi mang thai có thể do một số nguyên nhân dưới đây, mẹ bầu có thể tìm hiểu để nắm rõ được tình trạng của mình.

Sự thay đổi về hormone và trọng lượng của cơ thể người mẹ

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau mông khi mang bầu. Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh hormone relaxin giúp tử cung và niêm mạc giãn nở. Đồng thời làm giãn dây chằng, nới lỏng khớp khiến cho dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó, sẽ tạo ra các cơn đau ở cả mông và hông của người mẹ.

Cân nặng của thai phụ thay đổi một cách nhanh chóng, dẫn đến tăng áp lực lên thành xương chậu. Điều này cũng sẽ tạo nên các cơn đau ở phần xương chậu và mông.

mẹ bầu đau 1 bên mông trái

Cân nặng của thai phụ thay đổi một cách nhanh chóng

Ảnh hưởng từ bệnh trĩ

Do chế độ ăn uống thiếu khoa học kết hợp cùng với sự giãn nở tử cung, đã vô tình gây một áp lực lớn lên phần trực tràng và hậu môn. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu. Bên cạnh đấy, mẹ bầu có nguy cơ cao gặp tình trạng sa búi trĩ, thậm chí còn bị chảy máu ở hậu môn do trĩ. Đặc biệt, mẹ bầu còn gặp những cơn đau mông khi đi đại tiện hoặc ngồi xuống.

Đau xung quanh vùng chậu

Triệu chứng đau nhức xung quanh vùng xương chậu còn được gọi cách khác là trệt hông hay bị sút hông trong quá trình mang thai. Cơn đau này thường xuất hiện khi trọng lượng của thai nhi tăng lên. Điều này làm cho mẹ bầu bị đau mông khi mang thai 3 tháng cuối.

Đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là khi có áp lực đè lên dây thần kinh, chạy dọc theo chiều từ mông xuống dưới chân. Nếu hiện tượng này xuất hiện trong thai kỳ, sẽ khiến dây thần kinh bị viêm hoặc bị kích thích.

Cùng lúc này, tử cung cũng đang to dần lên, làm tăng thêm áp lực vào dây thần kinh tọa. Đặc biệt là khi bước vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ, kết hợp với sự điều chỉnh tư thế của bé. Những điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến dây thần kinh của vùng mông, tạo ra một số triệu chứng như:

  • Xuất hiện cảm giác bỏng rát tại phần lưng, chân và mông.

  • Các cơn đau diễn ra thường xuyên ở vùng mông và kéo dài xuống chân.

Tư thế ngồi của mẹ sai

Cân nặng của mẹ sẽ có sự thay đổi dần theo thời gian, kéo theo đấy là kích thước bụng ngày càng to, khiến mẹ bầu di chuyển gặp nhiều khó khăn. Từ đó, tư thế ngồi của bà bầu cũng sẽ thay đổi nhiều từ giai đoạn giữa và cuối thai kỳ.

Cơ thể của người phụ nữ sẽ bị đẩy về phía trước nhiều, làm mất cân bằng khi ngồi và di chuyển. Do đó, xương hông phải chịu một lực tác động lớn dẫn đến cơn đau hông và sẽ lan tỏa xuống phần mông, đùi phía dưới.

Cơn đau báo hiệu sự chuyển dạ

Những cơn đau chuyển dạ, khiến các chị em sẽ gặp tình trạng bị chuột rút ở phần lưng và bụng, ngoài ra có thể kéo xuống mông. Nhưng tính chất của những cơn đau này thường không giống nhau, một số thai phụ sẽ cảm thấy đau nhói.

bị đau mông khi mang thai

Một số cơn đau vùng mông có thể là báo hiệu sự chuyển dạ

Hiện tượng đau mông khi mang thai nào cần đến gặp bác sĩ?

Đối với trường hợp bị đau mông khi mang thai 3 tháng đầu là những hiện tượng hay bắt gặp trong thai kỳ và sau khi sinh sẽ hết. Nhưng lại có một số trường hợp, đau mông là do những cơn co thắt tử cung bất thường. Đó có thể là một dấu hiệu nguy hiểm báo động việc thai phụ sắp chuyển dạ.

Vậy nên, các mẹ bầu nên đến bác sĩ ngay khi gặp những dấu hiệu sau:

  • Chảy máu âm đạo, hậu môn (ra máu nhiều hơn so với bệnh trĩ thường gặp).

  • Xuất hiện cơn đau dữ dội không thuyên giảm ở vùng mông.

  • Chóng mặt, mỏi thắt lưng trong thời gian dài.

  • Bị vỡ nước ối.

  • Đau dẫn đến buồn nôn.

  • Bộ phận bàng quang hoặc ruột bị mất kiểm soát.

bị đau mông khi mang thai 3 tháng đầu

Một số dấu hiệu mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay

Một số phương pháp khắc phục đau mông tại nhà

Hướng dẫn mẹ bầu một số cách khắc phục đau mông khi mang thai tại nhà, đối với trường hợp đau nhẹ dưới đây.

Nếu mẹ bầu đau mông liên quan đến bệnh về trĩ, có thể thử các phương pháp như:

  • Không nên đứng hoặc ngồi tại một vị trí quá lâu.

  • Khi đi ngủ nên nằm nghiêng sang 1 bên, kết hợp dùng gối bụng.

  • Tắm rửa bằng nước ấm.

  • Sử dụng nhiều loại rau củ quả vào thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đấy, nên uống nhiều nước và các loại sinh tố.

  • Dùng dung dịch cây phỉ, sau đó nhỏ vào miếng băng vệ sinh, nhằm giảm khả năng bị viêm ở những khu vực quanh hậu môn.

Còn đối với mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải do thần kinh tọa, có thể áp dụng một số bài tập đơn giản như sau:

  • Tư thế con mèo: Là một bài tập Yoga đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả cao đã được nhiều mẹ bầu áp dụng. Mỗi ngày chỉ cần tập theo tư thế mèo duỗi thẳng sẽ thấy phần mông và hông được cải thiện rõ rệt.

  • Cách tập Standing Pelvic Tilt như sau: Mẹ bầu cần đứng thẳng người, để hai chân rộng bằng vai và gồng mông lên khoảng 5 - 7 giây. Sau đó thả lỏng người và lặp lại động tác này nhiều lần. Bài tập này không chỉ giúp săn chắc lại phần cơ mông, mà còn giúp thư giãn các phần cơ.

  • Cách tập bài Torso Twist: Bà bầu trên thảm với tư thế vắt chéo chân, tay phải giữ chân trái. Lòng bàn tay còn lại đặt lên sàn nhà và xoay phần trên cơ thể theo hướng bàn tay này. Cố định tư thế này trong khoảng 5-10 giây, sau đó với bên còn lại thực hiện tương tự như vậy. Động tác lặp lại khoảng từ 10 đến 15 lần.

  • Bơi lội: Việc bơi lội sẽ giúp cho mẹ bầu được thoải mái về tinh thần và thư giãn cơ thể. Vậy nên, mùa hè mẹ bầu có thể kết hợp môn bơi lội cùng với những bài tập ở trên để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

cách khắc phục đau mông khi mang thai

Kết hợp vận động nhẹ nhàng và chế độ dinh dưỡng

Phương pháp phòng tránh tình trạng đau mông khi mang thai

Để có thể hạn chế được vấn đề này, chị em nên chủ động tự phòng tránh qua một số phương pháp như:

  • Hạn chế việc đứng, ngồi quá lâu 1 chỗ hoặc vận động quá mạnh.

  • Không nên đi giày cao gót trong quá trình mang bầu.

  • Khi ngủ nên nằm nghiêng.

  • Chủ động chườm nóng để giảm đau hoặc có thể ngâm mình trong nước ấm.

  • Thường xuyên tập các bài tập giãn cơ đơn giản.

  • Hạn chế hành động vặn mình và xoay người.

  • Thiết lập chế độ ăn đầy đủ khoáng chất, vitamin và canxi.

  • Massage phần xương cụt thường xuyên.

Vấn đề mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải là những tình trạng thường gặp, đặc biệt sẽ xảy ra nhiều ở 3 tháng cuối thai kỳ. Mặc dù vậy, có một số trường hợp đau do các bệnh lý về xương khớp gây ra. Hy vọng với chia sẻ ở bài viết trên, đã cung cấp đến chị em những thông tin bổ ích trong quá trình mang thai của mình.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo