Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Sữa mẹ có vị gì, màu sắc như thế nào mới là tốt?

Các chuyên gia khuyên rằng nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng và những kháng thể tự nhiên. Tuy nhiên, sẽ có một số dấu hiệu lạ liên quan đến màu sắc, cũng như mùi vị của sữa. Vậy sữa mẹ có vị gì và màu sắc như thế nào?

Sữa mẹ có vị gì? Ngọt hay mặn

Sữa mẹ bình thường là khi có mùi thơm đặc trưng, không quá ngọt hay mặn, vị nhạt. Khi bé ra đời, lúc này sữa mẹ (sữa non) rất thơm và đặc, nhưng sau đó sẽ bắt đầu loãng dần. Bên cạnh đó, không nên so sánh với các loại sữa khác như sữa bò, dê hoặc sữa công thức để tìm ra điểm bất thường. Bởi sữa mẹ có đặc tính khác hoàn toàn với với những loại sữa trên.

Thực tế, mùi vị của sữa mẹ sẽ tùy thuộc vào cơ địa, chế độ dinh dưỡng của từng người. Thực phẩm mà người mẹ sử dụng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị sữa. Nhiều trường hợp, sữa mẹ có vị ngọt quá hoặc mặn so với mức độ nhạt thường thấy.

Khi sữa mẹ được vắt ra ngoài và được lưu trữ trong môi trường lạnh, thì mùi vị của sữa cũng đã bị biến đổi, có thể cảm thấy mùi tanh hoặc vị chua.

sữa mẹ có màu vàng

Sữa mẹ có mùi vị như thế nào?

Những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ

Thực đơn hàng ngày của chị em sẽ làm cho mùi vị của sữa tiết ra ở mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những loại thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính của sữa mẹ như:

  • Hạt tiêu, ớt, tỏi: Là những tác nhân gây ra mùi hôi nồng của sữa mẹ.

  • Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn: Trong những thực phẩm này có chứa hàm lượng natri rất cao, làm cho sữa mẹ có vị mặn.

  • Ngũ cốc, chuối và các loại hoa quả: Đây không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho người mẹ, còn giúp sữa có vị ngọt và thơm tự nhiên.

Cơ địa của người mẹ cũng là nguyên nhân khiến mùi vị của sữa mẹ có sự khác nhau như:

  • Enzyme dùng tiêu hóa lipase: Trong cơ thể mẹ nếu có nhiều chất này sẽ làm cho sữa sau khi được vắt ra ngoài có mùi như xà phòng.

  • Lactose: Là thành thần có trong đường carbohydrate. Khi người mẹ được cung cấp đủ dinh dưỡng, thì lactose sẽ có trong máu với nồng độ cao, từ đó làm cho sữa có vị ngọt.

sữa mẹ có màu gì

Hạt tiêu, ớt làm cho vị của sữa mẹ bị hôi nồng

Sữa mẹ có màu gì?

Sữa mẹ thông thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Nhưng điều này không chuẩn xác, bởi màu sắc sữa sẽ thay đổi theo thời gian và tùy vào những thực phẩm được người mẹ sử dụng. Trong từng giai đoạn sữa mẹ sẽ thay đổi nhiều về màu sắc cũng như thành phần:

  • Sữa non: Đây là sữa ở cuối quá trình thai kỳ và ngày đầu sau sinh. Lúc này trong sữa non chứa rất nhiều chất beta-carotene, vậy nên thông thường sữa mẹ có màu vàng hoặc cam nhạt.

  • Sau sữa non sẽ là sữa chuyển tiếp: Giai đoạn này, lượng sữa của mẹ sẽ tăng lên và có sự thay đổi về màu sắc như từ vàng chuyển thành sữa mẹ có màu trắng.

  • Khoảng 2 tuần sau sinh sẽ là sữa trưởng thành. Sữa mẹ có màu xanh nhạt, xanh non hoặc ngả sang màu trắng trong đối với lượng sữa đầu ngày. Thế nhưng trong những lần bú sau đó, sữa mẹ sẽ đậm lên và chuyển sang màu trắng hoặc vàng đục (màu sữa cuối).

Như vậy, sữa mẹ màu gì còn tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. Sữa mẹ có màu vàng, trắng hay xanh nhạt đều được xem là bình thường nếu như điều đó khớp với từng giai đoạn ở trên.

sữa mẹ màu vàng

Sự thay đổi màu sắc của sữa mẹ trong từng giai đoạn

Nguyên nhân của sữa mẹ có màu sắc lạ

Màu sắc sữa của mẹ bị ảnh hưởng nhiều bởi những loại thực phẩm chức năng, một số loại thuốc, thảo dược và thực phẩm. Nhiều lúc, chị em sẽ thấy sữa có màu sắc lạ cũng không nên hoảng hốt. Mọi người có thể đối chiếu với chế độ dinh dưỡng của mình gần đây, để xem sự thay đổi sữa mẹ thế nào là tốt, cụ thể như sau:

  • Sữa mẹ có màu xanh lá cây: Khi mẹ dùng nhiều rau có màu sắc  xanh đậm trong bữa cơm hoặc sử dụng một số loại thảo mộc. Thì việc sữa có màu xanh cũng là điều bình thường và vẫn có thể cho bé bú.

  • Sữa mẹ có màu cam, đỏ và hồng: Cũng tương tự như ở trên, nếu sử dụng những loại thực phẩm như: củ dền, gấc hay nước ép từ hoa quả, nước ngọt đóng chai sẽ làm biến đổi màu sắc sữa.

  • Sữa bị phân tách làm 2 màu khác nhau: Đây là hiện tượng thường gặp khi chị em vắt sữa vào túi hoặc chai để tích trữ sữa trong ngăn đá tủ lạnh. Việc bị phân tách như vậy, không phải là dấu hiệu của sữa đã bị hỏng, mẹ chỉ cần lắc nhẹ bình sữa để cho bé dùng tiếp.

  • Sữa mẹ màu vàng: Bên cạnh màu vàng tự nhiên, thì khi lưu trữ giữ ở tủ đông thì sữa cũng sẽ là màu vàng.

  • Sữa mẹ màu đen: Một số nghiên cứu đã cho rằng loại kháng sinh Minocin (Minocycline) có liên quan đến việc thay đổi màu sắc sữa của người mẹ.

sữa mẹ có màu gì

Sữa bị phân tách làm 2 màu khác nhau do dự trữ trong tủ lạnh

Những chuyên gia dinh dưỡng đã cho rằng: sữa có vị nhạt, mùi thơm và có màu vàng nhạt hoặc trắng được xem như là một tiêu chuẩn chung. Bên cạnh đó sữa mẹ tốt còn tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng và cơ địa của mỗi người. Cho dù sữa mẹ có vị gì và màu sắc ra sao, thì đây vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong những tháng đầu đời của trẻ.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo