Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Trầm cảm nguy hiểm như thế nào đến mẹ bầu?

Trầm cảm là dạng rối loạn cảm xúc nguy hiểm, trầm cảm khi mang thai lại càng nguy hiểm hơn. Bệnh này ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều đến cảm xúc, thân thể của mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy trầm cảm nguy hiểm như thế nào đến mẹ bầu? Cùng Bách Hóa Vì Dân tìm hiểu nhé!. 

Tác hại của bệnh trầm cảm khi mang thai

Nguyên nhân và dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang bầu là bệnh rất khó có thể phát hiện, bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng rối loạn khác của phụ nữ mang thai. Nếu không phát hiện ra sớm thì sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực của thai phụ.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai

  • Do áp lực tài chính: Khi mang thai thì các mẹ bầu cần có nhiều thời gian để nghỉ dưỡng, có tâm lý thoải mái để cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi bào thai. Nhưng hiện nay không ít các mẹ bầu phải đau đầu suy nghĩ tìm mọi cách để kiếm tiền lo đủ cho bữa ăn có đủ các chất dinh dưỡng, các loại tiền để sinh đẻ, lo kinh tế để nuôi dưỡng các bé sau sinh,… Khi kinh tế đặt nặng lên vai người mẹ thì sẽ khiến cho tâm lý, cảm xúc của các mẹ bầu không được thoải mái, mệt mỏi nên sẽ gây nên tình trạng trầm cảm. 
  • Thay đổi hoocmon trong cơ thể: Vấn đề thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai cũng là nguyên do dẫn đến tình trạng trầm cảm khi có bầu. Sự thay đổi này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của thai phụ, sẽ khiến cho các mẹ trở nên nhạy cảm, hay nóng nảy, cáu gắt hơn.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai

  • Mang thai khi chưa sẵn sàng tâm lý: Tình trạng này hay gặp ở những thai phụ còn nhỏ tuổi, mang thai khi chưa mong muốn,… gây ra những suy nghĩ tiêu cực, không tốt đến với thai nhi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. 
  • Do gen di truyền: Theo như nghiên cứu thì bệnh trầm cảm này cũng có thể do di truyền. Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh này thì có khả năng sẽ di truyền qua cho người con. Vậy nên trong gia đình các mẹ bầu nào có người mắc chứng trầm cảm thì có thể các mẹ cũng sẽ bị bệnh này nhiều hơn so với những người khác. 
  • Do không được quan tâm, hỗ trợ từ bên ngoài: Hiện nay thì tình trạng phụ nữ độc lập, tự chủ rất nhiều. Nhưng trong quá trình mang thai, các thai phụ cũng rất cần những sự quan tâm đến từ chính người thân, bạn bè của mình. Nếu không nhận được những sự quan tâm từ chính người chồng cũng như gia đình thì nhiều thai phụ sẽ tủi thân, buồn bã, lâu dần sẽ trở nên trầm cảm. 

2. Dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai

  • Thường xuyên buồn bã, kém sắc, tuyệt vọng, bi quan.
  • Hay lo lắng, sợ hãi,, hoảng loạn một cách bất thường.
  • Khó khăn khi đưa ra các quyết định, lựa chọn trong cuộc sống. 
  • Cảm xúc thay đổi đột ngột, hay cáu gắt, nóng giận vô lý. 
  • Không còn hứng thú với những sự việc, sự vật xung quanh. 
  • Rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, hay bị mất ngủ, gặp ác mộng kéo dài, mộng du, tỉnh giấc giữa đêm diễn ra nhiều lần. 
  • Ăn uống không còn ngon miệng, hay bỏ bữa hoặc ăn rất nhiều. 
  • Sống khép mình, không tiếp xúc nhiều với gia đình, người thân, bạn bè,...
  • Có những suy nghĩ tiêu cực không tốt cho mẹ và bé. 
  • Suy giảm trí nhớ, hay quên, không tập trung. 

Cách điều trị triệu chứng trầm cảm khi mang thai

Đối với những thai phụ có triệu chứng nhẹ, hoặc bệnh lý chưa rõ ràng thì các bác sĩ chuyên môn sẽ hướng dẫn cải thiện tại nhà. Đây sẽ là biện pháp tốt cho cả mẹ và bé khi không cần tác dụng thuốc và không dẫn đến các tác dụng phụ.

Cách điều trị bệnh trầm cảm khi mang thai

Bởi vậy, trầm cảm ảnh hưởng đến mẹ bầu với những xu hướng tiêu cực, nên lưu ý những điều sau để tốt cho cả gia đình và mẹ bầu : 

  • Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, chọn những căn phòng có ánh sáng vừa phải, không gian yên tĩnh để mẹ bầu không bị làm phiền khi đi ngủ. 
  • Có một chế độ ăn uống, luyện tập một cách khoa học, phù hợp nhất với từng giai đoạn mang thai.
  • Tránh xa những chất gây nghiện, những chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, cà phê, …
  • Cần giao tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn. Những người trong gia đình cũng nên quan tâm, chăm sóc, để ý đến tâm sinh lý của mẹ bầu nhiều hơn. 
  • Dùng biện pháp tâm lý: Biện pháp này rất an toàn cho các bà bầu vì nó là biện pháp không can thiệp thuốc. Với phương pháp này thì các mẹ bầu được gặp trực tiếp bác sĩ tâm lý để có thể trút bầu tâm sự, nhờ vậy mà các bác sĩ có thể đưa ra được những lời khuyên, những hướng giải quyết phù hợp với thai phụ. 
  • Dùng thuốc để điều trị: Đây là biện pháp mạnh nhất và chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, các mẹ bầu không được tự ý mua thuốc để tránh những hậu quả không hay như sinh non, táo bón, tiền sản giật, giảm khả năng sinh con,… Thuốc thường được dùng ở 3 tháng giữa của thai kỳ để đảm bảo được sự an toàn, tránh cho các tác dụng phụ của thuốc đến cả mẹ và thai nhi trong bụng. Thai phụ nên dùng thuốc theo đúng đơn mà bác sĩ đã kê, không nên dừng khi thuốc đột ngột vì sẽ có thể làm bệnh thêm nguy hiểm hơn. 
     
Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo