-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh và lời khuyên từ chuyên gia mẹ nên biết
Các chị em mới sinh thường chú trọng đến việc làm sao cho con ăn ngon, ngủ đủ và khỏe mạnh mà không để ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ viêm nhiễm xuất hiện ở trẻ không hề nhỏ. Một trong những nguyên nhân gây ra chính là mẹ vệ sinh cho bé chưa đúng cách.
Tại sao việc vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh lại quan trọng?
Trước nay, chúng ta vẫn thường nhầm tưởng rằng việc “ vệ sinh vùng kín” thường chỉ quan trọng đối với người trưởng thành, những người thuộc độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phụ sản cho biết việc vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng, đặc biệt là ở bé gái.
Với các bé, hệ sinh dục cơ bản như một người trưởng thành, nhưng tất cả đều đang trong quá trình hoàn hiện. Bộ phận sinh dục sẽ giúp bé bảo vệ vùng kín bên trong và cần được vệ sinh, cũng như chăm sóc cẩn thận để tránh tình trạng viêm nhiễm.
Quy trình vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh đúng cách
Để vệ sinh vùng kín cho bé được an toàn và đúng quy trình nhất, mẹ cần chuẩn bị các vật dụng sau:
Nước ấm vừa đủ, không quá nóng nên để nhiệt từ 30 - 35 độ C.
Bông gòn cắt thành miếng.
Khăn mềm (khăn xô) của riêng bé.
Tã vải của bé.
Chuẩn bị đồ vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh như thế nào cho hợp lý?
Cách vệ sinh vùng kín cho bé trai an toàn nhất
Vùng kín trẻ sơ sinh là bé trai sẽ được vệ sinh theo các bước sau:
Bước 1: Lót một miếng tã vải dưới mông bé và tháo tã cũ đã dính bẩn ra.
Bước 2: Dùng bông gòn thấm một chút nước ấm rồi lau phần mông từ trên xuống dưới.
Bước 3: Sử dụng thêm 2 miếng bông gòn khác thấm nước rồi lau kẽ 2 bên bẹn của bé.
Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của bé trai nhanh chóng.
Bước 5: Dùng khăn mềm (khăn xô) lau khô và thay tã mới.
Hướng dẫn vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách, dễ dàng
Ngược với cách vệ sinh vùng kín cho bé trai, vùng kín trẻ sơ sinh của bé gái khi làm vệ sinh sẽ có nhiều bước hơn, đúng tuần tự để tránh viêm âm đạo và lây bẩn.
Bước 1: Trước khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh mẹ cần lưu ý rửa tay thật sạch.
Bước 2: Một tay mẹ mở tã bẩn ra, tay còn lại mẹ nhấc nâng 2 chân bé lên nhẹ nhàng rồi lấy tã bẩn ra ngoài. Thực hiện từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và lau theo tuần tự như sau: Bụng → mông → lưng → đùi → vùng kín.
Bước 3: Mẹ nhúng khăn mềm vào trong chậu nước ấm. Sau khi lau bụng rồi đến phần mông, mẹ nên quan sát xem bé có bị lây bẩn ra ngoài không.
Bước 4: Quan sát thêm da, vùng kín của bé có gì bất thường không. Nếu không thì sử dụng khăn mềm lau sạch sẽ.
Bước 5: Hoàn tất quá trình vệ sinh, mẹ mặc tã mới cho bé.
Cách vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh đúng tuần tự
Sai lầm khi vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh mẹ thường mắc phải
Dưới đây là một số sai lầm mẹ thường mắc phải khi vệ sinh cho bé.
Vệ sinh vùng kín cho bé bằng sữa tắm
Trong quá trình tắm cho bé, nhiều bậc phụ huynh sẽ tranh thủ dùng luôn sữa tắm hay xà phòng tắm để vệ sinh vùng kín cho bé. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi trong các sản này thường chứa chất kiềm. Một loại chất dễ dàng tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi tại vùng kín. Ngoài ra còn khiến làn da nhạy cảm của bé bị kích ứng thêm.
Sử dụng lá trầu không để vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh
Ngay khi vùng kín của trẻ bị hăm đỏ, vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng, có mùi hôi. Hoặc khi đến trường cô vệ sinh không tốt, nhiều mẹ sẽ áp dụng các phương pháp dân gian như rửa bằng lá trầu không, lá chè. Thông thường, các loại lá này thường có tính sát khuẩn mạnh, khó xác định được nồng độ khi pha loãng nên nó rất dễ gây mất cân bằng pH âm đạo. Đặc biệt, khi môi trường đang vô cùng ô nhiễm như hiện nay thì việc tìm được lá trầu không, lá chè sạch cũng là một vấn đề lớn.
Sai lầm thường gặp của mẹ khi vệ sinh vùng kín cho bé
Sử dụng nước muối loãng để vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh
Đây cũng là một trong số những sai lầm phổ biến của các mẹ hiện nay. Bởi, họ mặc định rằng nước muối sinh lý rất an toàn cho việc vệ sinh vùng kín. Nhưng, thực tế trong nước muối có tính kiềm dễ làm độ pH trong âm đạo của bé bị mất cân bằng.
Làm sạch vùng kín cho bé bằng nước lọc
Khi các mẹ quan niệm rằng, trẻ sơ sinh thường khó bị viêm nhiễm vùng kín nên thường ít chú tâm đến vấn đề vệ sinh đúng cách. Hoặc có nhiều mẹ lại suy nghĩ rằng dung dịch vệ sinh không an toàn, nên chỉ sử dụng nước lọc vệ sinh cho bé. Điều này, thường không làm sạch vùng kín của bé hoàn toàn mà còn dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn nấm xâm nhập vào gây viêm nhiễm.
Sử dụng dung dịch vệ sinh của người trưởng thành để vệ sinh cho con
Cũng tương tự như sữa tắm, thì dung dịch vệ sinh của cha mẹ không an toàn và không phù hợp với môi trường pH tâm đạo của bé. Loại dung dịch này thường chứa chất tạo màu, tạo bọt và có tính sát khuẩn cao. Chính vì thế nó sẽ khiến vùng kín của bé dễ bị các bệnh viêm nhiễm hơn. Mẹ đặc biệt lưu ý không dùng cách này để vệ sinh vùng kín cho bé nhé.
Không sử dụng dung dịch vệ sinh người lớn cho bé
Một số lời khuyên về vệ sinh vùng kín cho bé từ chuyên gia
Chuyên gia cung cấp cho các bậc phụ huynh một số lời khuyên như sau:
-
Đối với các bé sơ sinh, mỗi ngày mẹ có thể tắm cho bé từ 1-2 lần. Mỗi lần tắm thì nên rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng kín để bé không bị ngứa ngáy và bị hăm. Ngoài ra, mỗi lần bé đi tiểu, đi cầu mẹ cũng nên rửa sạch lại bằng nước sạch và sử dụng khăn mềm lau khô.
-
Khi vệ sinh vùng kín cho bé gái, ngoài rửa môi ngoài mẹ cần rửa thêm cả môi nhỏ. Mẹ có thể sử dụng dầu dừa, dầu oliu để làm mềm các mảng bám trước khi tiến hành vệ sinh.
-
Âm đạo của bé đôi khi có thể tiết dịch trong và không mùi, điều này hoàn toàn bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng.
-
Nên đặt lịch thay tã cho bé 3 giờ/lần nếu sử dụng tã giấy có chất lượng thấm hút tốt, giúp bề mặt khô thoáng.
Một số lời khuyên cho mẹ khi vệ sinh cho bé sơ sinh
Hy vọng với cách vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh cho cả bé trai và bé gái an toàn hằng ngày ở trên sẽ giúp mẹ có biện pháp phù hợp với bé nhà mình.
Xem thêm:
- Top các thành phần mỹ phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai
- Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng quy trình tại nhà
- Những kiến thức mẹ cần biết: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
- Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Hướng dẫn cách để có đủ sữa cho bé
- Sữa mẹ có vị gì, màu sắc như thế nào mới là tốt?
- Vấn đề mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải liệu có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu bị tiêu chảy do đâu? 5 mẹo điều trị giúp mẹ nhanh khỏi
- Phương pháp da kề da và những lợi ích tuyệt vời mẹ nên biết
- Vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng, mẹ có nên cho đi khám?
- Mẹo phân biệt cúm A và cúm thường trong 5 giây mẹ nên biết
- Giải đáp vấn đề: “Có nên sấy tóc cho trẻ sơ sinh không?”
- Mua đồ cho bé sơ sinh - Những mẹo mẹ nên biết để tránh lãng phí
- Lưu ý trong dưỡng da và cách chọn kem dưỡng da mùa đông cho bé
- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - Kẻ tử thần bên nôi
- Tâm lý mẹ bầu thay đổi qua từng giai đoạn như thế nào?
- Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh và 5 dấu hiệu nhận biết
- Cách giữ ấm cho bé ban đêm không bị lạnh, tránh bệnh nguy hiểm
- 5 nguyên tắc giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh kéo dài
- Lắng nghe giải pháp dành cho bé biếng ăn
- Món bà bầu nên ăn vào buổi tối không lo tăng cân, con khỏe
- Adenovirus là gì? Adenovirus nguy hiểm như thế nào đến trẻ nhỏ
- TOP 5 cách điều trị đái dầm ở trẻ an toàn mẹ không nên bỏ qua
- Triệu chứng cúm A ở trẻ là gì? Phân biệt cúm A với cảm lạnh và Covid - 19
- Sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ bầu suýt qua đời vì cố ăn bát cháo
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 3
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 2
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 1
- Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh mùa mưa bão, tránh bệnh nguy hiểm
- Mẹ bầu thức khuya - Con chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, sinh ra hay quấy khóc
- Bà bầu có ăn bánh trung thu được không? 5 điều mẹ không nên bỏ qua
- Mang thai mùa hè và những điều mẹ bầu không nên bỏ qua
- Tiêm vacxin cho bà bầu và những thông tin mẹ cần biết
- Sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt mẹ bầu cần biết
- Nước ép cà chua có tốt cho bà bầu?
- Sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè nắng nóng
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách, không lo ốm vặt
- Máy lọc không khí có nên dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh không?
- Lợi ích từ cháo cá chép đối với mẹ bầu
- Kinh nghiệm chọn sữa cho mẹ bầu
- Các loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh
- Xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thai
- Các biến chứng khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Những tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu
- Trầm cảm nguy hiểm như thế nào đến mẹ bầu?
- Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu
- Những TIP nhỏ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn
- Các loại thuốc mẹ không nên dùng khi mang thai
- Thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu
- Các bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu