Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Triệu chứng cúm A ở trẻ là gì? Phân biệt cúm A với cảm lạnh và Covid - 19

Triệu chứng cúm A ở trẻ có rất nhiều điểm tương đồng với dấu hiệu bệnh Covid - 19 và cảm lạnh. Vậy làm thế nào để phân biệt dịch cúm A với hai loại bệnh lý này? Phòng bệnh cúm A như thế nào là tốt nhất?

Tổng hợp triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ

Cúm A có thể phát bệnh ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những trẻ có hệ miễn dịch còn yếu. Dịch cúm A được xếp vào nhóm bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thực tế, khi nhiễm cúm A trẻ có thể cảm nhận được toàn bộ cơ thể bị đau nhức. Các triệu chứng cúm A thường gặp trẻ nhỏ bao gồm:

  • Mặt xanh xao, da và môi thường tái đi.
  • Cơ thể sốt và ốm lạnh.
  • Đau cơ và nhức đầu liên tục.
  • Cúm A gây mệt mỏi và rất yếu.
  • Hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mũi liên tục.
  • Nhiễm cúm A dễ bị đau họng và ho.
  • Trẻ dễ bị đau bụng, buồn nôn.
  • Tiểu ít, hoặc thường bé không có nước tiểu trong 8 giờ đồng hồ.

Thông thường, các triệu chứng cúm ở trẻ kéo dài trong một tuần nếu không gặp các biến chứng nặng. Tuy nhiên, có thể trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong khoảng thời gian 3 - 4 tuần sau đó. Ngoài ra, còn xuất hiện thêm tình trạng ho kéo dài. Nếu nhiễm cúm quá lâu sẽ dễ triển biến nặng và phải nhập viện.

Tổng hợp triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ

Chi tiết các biến chứng cúm a ở trẻ nhỏ

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ thường non yếu nên dễ gặp phải biến chứng cúm A nếu phụ huynh không phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, mẹ nên cho con đi khám ngay lập tức khi con có các triệu chứng cúm A ở trên. Có những trường hợp đặc biệt, nhiễm cúm A cũng có thể dẫn đến viêm phổi hoặc tình trạng tử vong.

Nếu không điều trị dứt điểm, dịch cúm A có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Bệnh lý nhiễm trùng tai
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em
  • Chóng mặt và mệt mỏi
  • Buồn nôn và nôn liên tục
  • Đau bụng khó chịu
  • Tức lồng ngực
  • Xuất hiện các cơn hen suyễn
  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản
  • Một số vấn đề về tim mạch

Ho quá nhiều là biến chứng cúm A trẻ thường gặp phải

Cúm A có lây không? Thông thường sẽ lây qua đường nào?

Virus cúm A thường lây truyền từ người này sang người khác qua đường giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh lý này có thể lây lan do các virus nhỏ thải ra trong quá trình hô hấp. Virus này cũng có thể lây lan bởi các hạt virus siêu nhỏ được thải ra trong quá trình hô hấp.

Ngoài ra, virus cúm thường sống trong một thời gian ngắn trên các đồ vật. Thông thường sẽ nằm tại các vị trí như: tay nắm cửa, bút, bàn phím máy tính, máy điện thoại, dụng cụ trong ăn uống. Chắc chắn, trẻ em sẽ có thể bị mắc cúm A khi sử dụng các đồ vật này.

Người mắc dịch cúm A dễ lây nhiễm nhất trong vòng 24 giờ trước khi có phát ra các triệu chứng. Thông thường, rất khó để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bởi thực tế, virus có thể phát tán và lây nhiễm thời điểm người bệnh xuất hiện các triệu chứng. Nguy cơ lây nhiễm cho người khác chỉ giảm sau 7 ngày khi đã xuất hiện các triệu chứng.

Người mắc dịch cúm A dễ lây nhiễm nhất trong vòng 24 giờ

Đọc thêm: Điểm danh 3 loại thực phẩm giúp phòng ngừa cúm A hiệu quả

Chẩn đoán cúm A và cách điều trị như thế nào?

Trước khi tiến hành điều trị cúm A, chúng ta cần chẩn đoán chính xác loại virus mà trẻ nhiễm phải. Cách chính xác nhất là xét nghiệm phân tử nhanh để phát hiện RNA của virus cúm trong 30 phút. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán cúm A dựa trên các triệu chứng hoặc một số xét nghiệm khác.

Cúm A cách điều trị sẽ được bác sĩ trực tiếp thăm khám đưa ra. Nó sẽ được quyết định dựa trên các yếu tố sau:

  • Độ tuổi, sức khoẻ tổng thể và tiền sử bệnh trước đây.
  • Mức độ nghiêm trọng của những biểu hiện của triệu chứng cúm A.
  • Khả năng thích ứng, chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc hoặc liệu pháp.
  • Tham khảo ý kiến, hoặc mong muốn của cha mẹ trẻ.

Cúm A và cách điều trị như thế nào cho hợp lý

Cúm A giống và khác dịch Covid - 19 như thế nào?

Cúm A và các loại bệnh cúm khác cùng với Covid - 19 đều là những căn bệnh truyền qua đường hô hấp. Chúng khác nhau là bởi do các loại virus không giống nhau gây ra.

Covid - 19 lây lan dễ dàng hơn so với các bệnh cúm. Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nặng ở một số người. Ngoài ra, loại bệnh này cũng mấy nhiều thời gian trước khi xuất hiện các triệu chứng và có thể lây nhiễm trong một thời gian dài.

Chúng ta sẽ không thể phân biệt được Covid - 19 và cúm nếu chỉ nhìn vào triệu chứng vì chúng có một số biểu hiện giống nhau. Đó là lý do tại sao chúng ta cần xét nghiệm và chẩn đoán.

Cúm A và dịch COVID - 19 có gì giống nhau?

Cảm lạnh khác với bệnh cúm như thế nào?

Cảm lạnh và cúm là hai loại bệnh khác nhau. Cảm lạnh tương đối vô hại và thường tự khỏi sau một khoảng thời gian. Đôi khi cảm lạnh cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thứ cấp, ví dụ như nhiễm trùng tai. Ngược với cảm lạnh, bệnh cúm có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phổi, nặng hơn thì từ vong. Cách nhận biết, sự khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm:

Những triệu chứng của bệnh lý cảm lạnh

 

Các triệu chứng của bệnh cảm cúm 

 
Nhiệt độ thân nhiệt bình thường hoặc không sốt Thân nhiệt sốt cao              
Đôi khi có cảm giác đau đầu

Thường nhức đầu (rất phổ biến)

Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi Nghẹt mũi hoặc thông mũi
Hắt hơi Đôi khi hắt hơi
Đau nhẹ Đau nhức nhiều hơn cảm lạnh
Ho khan nhẹ Ho nặng hơn
Viêm họng Đôi khi thấy đau họng
Mệt mỏi nhẹ Vài tuần mệt mỏi
Mức năng lượng bình thường hoặc cơ thể chậm chạp Kiệt sức cùng cực

Phòng ngừa bệnh cúm A và các loại cúm khác như thế nào?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm/cúm A là tiêm phòng mỗi năm. Mỗi một mũi tiêm cúm đều bảo vệ chống lại từ 3 đến 4 loại virus cúm khác nhau trong mùa cúm.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến khích mọi người nên tiêm cúm đối với các trường hợp 6 tháng tuổi trở lên. Trẻ từ 6 tháng - 8 tuổi nên tiêm hai liều vacxin cúm cách nhau 4 tuần nếu:

  • Đứa bé chưa bao giờ tiêm vacxin cúm
  • Trước đây chưa tiêm ≥ 2 bất kỳ mũi vacxin cúm nào khác.
  • Có tiền sử tiêm phòng cúm nhưng không chắc chắn.
  • Một số cách để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm:
  • Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, khi mới ra ngoài về nhà.
  • Tránh tụ tập đám đông người, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát.
  • Che miệng và mũi khi muốn ho hoặc hắt xì hơi.
  • Ở nhà tự cách ly nếu có biểu hiện sốt và ít nhất 24h sau khi bị sốt.

Thường xuyên rửa tay để bảo vệ sức khoẻ

Nhìn chung, tiêm phòng cúm vẫn là biện pháp tối ưu nhất để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh. Cha mẹ nên thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa một cách chủ động nhất, giúp bé tránh được triệu chứng cúm A ở trẻ. Tạo thói quen sinh hoạt tốt để bảo vệ sức khỏe mọi người trong gia đình.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo