-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ bầu suýt qua đời vì cố ăn bát cháo
Sinh mổ kiêng ăn gì để mẹ an toàn trong quá trình chuyển dạ. Thời gian chuyển dạ của mọi người thường không giống nhau. Vì vậy, để tránh kiệt sức sau khi trải qua những cơn đau thì mẹ cần phải ăn uống bổ sung, dưỡng sức. Tuy nhiên không phải món gì cũng ăn được.
Mẹ bầu trước sinh mổ ăn cháo suýt qua đời
Đây là câu chuyện của chị N. được bác sĩ Trần Vũ Quang (công tác tại bệnh viện phụ sản Trung ương) kể lại. Bác sĩ từng chứng kiến một sản phụ suýt chết chỉ vì cố ăn bát cháo. Chị N. được lên lịch mổ sẵn, bác sĩ dặn dò không được ăn gì trong vòng 8 tiếng và chỉ uống nước lọc. Tuy nhiên, lịch mổ là lúc 8h sáng nên khi vào viện lúc 5h sáng chị đã tranh thủ ăn bát cháo loãng.
Khi lên bàn mổ đẻ , bác sĩ gây mê bệnh nhân bắt đầu ho sặc sụa khiến dịch trong người tràn vào phổi. Ngay lập tức, các bác sĩ phải thực hiện cấp cứu cho chị N. khi bị sặc thức ăn vào phổi. May mắn, chị đã thoát khỏi cơn nguy kịch, bảo toàn tính mạng cho cả mẹ và bé.
Sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ bầu trước khi sinh mổ nên nhịn ăn uống 2 tiếng
Bác sĩ Phan Văn Dũng (công tác tại Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết nếu sặc thức ăn vào phổi trong quá trình gây mê sẽ rất nguy hiểm. Tình trạng này có thể gây giảm và mất khả năng thở, dễ dẫn đến tình trạng tử vong.
Quy định hướng dẫn mẹ bầu nhịn ăn, nhịn uống trước khi mổ được Hội Gây Mê Hoa Kỳ đưa ra vào năm 2011. Nhằm mục đích, hạn chế nguy cơ tổn thương đến phổi do hít sặc. Đồng thời giúp nâng cao hiệu quả chất lượng gây mê và làm giảm các biến chứng trong quá trình mổ.
Sinh mổ cần kiêng những gì là tốt nhất? Theo đó, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Mẹ bầu trước khi sinh mổ nên nhịn ăn uống 2 tiếng trước thời điểm gây mê làm phẫu thuật.
- Mẹ chỉ nên sử dụng các đồ uống không chứa cồn như: nước lọc, nước đường, nước trà, nước ép trái cây,... Đối với người lớn thì nên sử dụng từ 100 - 200ml, trẻ em thì nên sử dụng 2ml/kg cân nặng.
- Các đồ ăn nhẹ như bánh mì, cháo loãng, súp thì nên ăn trước 6 tiếng. Các thực phẩm béo, đồ chiên xào quá trình tiêu hoá sẽ chậm hơn nên mẹ cần ăn trước 8 tiếng.
- Riêng với trẻ nhỏ, mẹ nên cho bé nhịn các loại sữa: từ sữa công thức, sữa đặc, sữa tươi,... trước 6 tiếng và riêng sữa mẹ thì trước 4 tiếng.
Hạn chế nguy cơ tổn thương đến phổi do hít sặc cần nhịn ăn trước 2 tiếng lên bàn mổ
Sinh mổ kiêng ăn gì - 5 vấn đề mẹ cần lưu tâm
Không phải dòng thực phẩm nào mẹ bầu ăn vào cũng tốt cho quá trình chuyển dạ. Chắc chắn sẽ có những loại thức ăn, những tác động có thể khiến mẹ đau bụng, buồn nôn và đau đầu. Bách hoá vì dân xin liệt kê như sau:
Không ăn quá nhiều tỏi, sâm và gừng
Trước khi lên bàn bổ mẹ không nên ăn tỏi, sâm và gừng. Bởi nếu sử dụng các thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, huyết áp tăng và gây nên đột quỵ. Nếu lỡ sử dụng trước khi mổ thì mẹ nên báo cho bác sĩ biết ngay.
Sinh mổ kiêng ăn gì - Kiêng sâm, tỏi và gừng là quan trọng nhất
Tham khảo: 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng
Không sử dụng kẹo cao su trước khi mổ
Kẹo cao su là lời giải đáp cho câu hỏi sinh mổ kiêng ăn gì. Thông thường, các mẹ sẽ lựa chọn kẹo cao su nhai để chống đói. Nhưng lại không hề biết rằng, nhai kẹo cao su thường rất nguy hiểm. Bởi khi dùng kẹo, dạ dày sẽ tiết thêm dịch axit dẫn đến tình trạng các cơ quan đường tiêu hoá giãn nở, gây trào ngược axit vào phổi.
Sinh mổ không nên ăn gì - dừng uống thuốc bổ
Nếu trong quá trình mang bầu mẹ có sử dụng các loại thuốc bổ, vitamin tổng hợp,... thì nên dừng uống trước 3 tuần. Nguyên nhân là do một số vitamin có thể tác động lên huyết áp, tim, và tăng nguy cơ xuất huyết.
Sinh mổ không nên ăn gì - dừng uống thuốc bổ
Sinh mổ kiêng gì - Vận động mạnh
Trong cả quá trình mang thai mẹ cần phải kiêng vận động mạnh. Việc bê vác nặng trước khi mổ sẽ gây áp lực lên khoang bụng và gây mệt mỏi cho thể chất và tâm trạng của mẹ.
Sinh mổ kiêng gì - Khóc lóc, sợ hãi và lo lắng
Khóc lóc, sợ hãi và lo lắng là 3 việc mà mẹ nên tránh trước khi sinh em bé. Những việc này sẽ khiến cơ thể của mẹ bị mệt mỏi, bồn chồn rất dễ ảnh hưởng đến quá trình mổ đẻ. Việc mẹ bầu không có sức thường ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi. Chính vì vậy, mẹ cần giữ một tâm trạng thoải mái, hợp tác với các bác sĩ để việc “đón con” được thuận lợi hơn.
Sinh mổ kiêng gì? Mẹ không nên khóc lóc, sợ hãi để vượt cạn thành công
Trên đây là những lưu ý về vấn đề sinh mổ kiêng ăn gì mà mẹ cần lưu tâm. Hy vọng nội dung tổng hợp trong bài viết sẽ mang lại những kiến thức bổ ích dành cho bạn. Chúc bạn có một cuộc vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông nhé!
Xem thêm:
- Top các thành phần mỹ phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai
- Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng quy trình tại nhà
- Những kiến thức mẹ cần biết: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
- Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Hướng dẫn cách để có đủ sữa cho bé
- Sữa mẹ có vị gì, màu sắc như thế nào mới là tốt?
- Vấn đề mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải liệu có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu bị tiêu chảy do đâu? 5 mẹo điều trị giúp mẹ nhanh khỏi
- Phương pháp da kề da và những lợi ích tuyệt vời mẹ nên biết
- Vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh và lời khuyên từ chuyên gia mẹ nên biết
- Vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng, mẹ có nên cho đi khám?
- Mẹo phân biệt cúm A và cúm thường trong 5 giây mẹ nên biết
- Giải đáp vấn đề: “Có nên sấy tóc cho trẻ sơ sinh không?”
- Mua đồ cho bé sơ sinh - Những mẹo mẹ nên biết để tránh lãng phí
- Lưu ý trong dưỡng da và cách chọn kem dưỡng da mùa đông cho bé
- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - Kẻ tử thần bên nôi
- Tâm lý mẹ bầu thay đổi qua từng giai đoạn như thế nào?
- Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh và 5 dấu hiệu nhận biết
- Cách giữ ấm cho bé ban đêm không bị lạnh, tránh bệnh nguy hiểm
- 5 nguyên tắc giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh kéo dài
- Lắng nghe giải pháp dành cho bé biếng ăn
- Món bà bầu nên ăn vào buổi tối không lo tăng cân, con khỏe
- Adenovirus là gì? Adenovirus nguy hiểm như thế nào đến trẻ nhỏ
- TOP 5 cách điều trị đái dầm ở trẻ an toàn mẹ không nên bỏ qua
- Triệu chứng cúm A ở trẻ là gì? Phân biệt cúm A với cảm lạnh và Covid - 19
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 3
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 2
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 1
- Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh mùa mưa bão, tránh bệnh nguy hiểm
- Mẹ bầu thức khuya - Con chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, sinh ra hay quấy khóc
- Bà bầu có ăn bánh trung thu được không? 5 điều mẹ không nên bỏ qua
- Mang thai mùa hè và những điều mẹ bầu không nên bỏ qua
- Tiêm vacxin cho bà bầu và những thông tin mẹ cần biết
- Sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt mẹ bầu cần biết
- Nước ép cà chua có tốt cho bà bầu?
- Sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè nắng nóng
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách, không lo ốm vặt
- Máy lọc không khí có nên dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh không?
- Lợi ích từ cháo cá chép đối với mẹ bầu
- Kinh nghiệm chọn sữa cho mẹ bầu
- Các loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh
- Xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thai
- Các biến chứng khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Những tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu
- Trầm cảm nguy hiểm như thế nào đến mẹ bầu?
- Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu
- Những TIP nhỏ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn
- Các loại thuốc mẹ không nên dùng khi mang thai
- Thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu
- Các bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu