Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Tâm lý mẹ bầu thay đổi qua từng giai đoạn như thế nào?

Với những người lần đầu làm mẹ thì bên cạnh những niềm vui, háo hức khi đón chào thêm thành viên mới, cũng sẽ có những áp lực, lo lắng. Người mẹ sẽ trải qua những thay đổi tâm lý trong suốt quá trình mang thai. Những thay đổi về tâm lý mẹ bầu này có ảnh hưởng trực tiếp gì tới mẹ cũng như thai nhi hay không? Cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây.

Những thay đổi tâm lý mẹ bầu qua từng giai đoạn

Theo các chuyên gia thì tâm lý mẹ bầu sẽ có những thay đổi tâm lý liên tục và phức tạp, nhất là những người phụ nữ lần đầu làm mẹ. Và những thay đổi này thường trải qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn những tuần đầu: Lúc này khi mẹ bầu biết mình có thai sẽ có tâm trạng vui vẻ, hào hứng và chưa có hiện tượng ốm nghén. Ở giai đoạn này thì mẹ bầu chưa có thay đổi nhiều về tâm sinh lý.

  • Giai đoạn 3 tháng đầu: Đây là lúc mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi của mình, luôn cảm thấy buồn ngủ và thèm ăn. Kèm theo đó thì mẹ bầu cũng cảm thấy luôn lo lắng, khó chịu, buồn nôn, dễ cáu gắt,...

  • Giai đoạn 3 tháng giữa: Trong giai đoạn này thì mẹ bầu đã bắt đầu quen với việc mang thai, tình trạng ốm nghén phần lớn sẽ giảm, tinh thần sẽ tốt hơn. Nhưng thay vào đấy đa số mẹ bầu sẽ hay cảm thấy có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực và cảm thấy bốc hỏa trong người trong những tháng còn lại của thai kỳ.

  • Giai đoạn 3 tháng cuối: Giai đoạn này là lúc cảm xúc mẹ bầu thay đổi nhanh nhất và khó nắm bắt. Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy khó chịu mệt mỏi và tự ti do có những thay đổi rõ rệt về ngoại hình (tăng cân nhiều) và còn gặp khó khăn như hay bị chuột rút, sưng phù,.. Bên cạnh đấy những tháng cuối mẹ bầu sẽ rơi vào tình trạng sợ hãi, lo lắng do: sợ sinh mổ, rủi ro khi sinh...

Thay đổi tâm lý mẹ bầu qua từng giai đoạn ảnh hưởng đến thai nhi

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tiêu cực của tâm lý mẹ bầu 

Trong suốt quá trình mang thai thì tâm lý của mẹ bầu sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Ví dụ như: vui vẻ, buồn bã, cáu gắt, hay thậm chí có thể òa khóc vì một chuyện rất đơn giản. Lý do dẫn đến những thay đổi trên là gì? 

Đầu tiên chúng ta cần phải nhắc đến sự thay đổi về hormone. Sự thay đổi nhiều nhất này là do nồng độ HCG tăng mạnh, để giúp cho phôi bám vào thành tử cung chắc chắn hơn. Không chỉ vậy, hormone progesterone và estrogen cũng tăng mạnh nhằm giúp các mạch máu phát triển để nuôi dưỡng thai nhi. Những thay đổi này có lợi cho thai nhi nhưng lại gây nên tình trạng “ốm nghén” ở mẹ bầu. Chính điều này đã khiến mẹ bầu dễ nổi nóng và cáu gắt hơn so với bình thường.

Việc ăn uống cũng ảnh hưởng một phần đến tâm lý mẹ bầu. Khi ăn uống quá nhiều gây nên tình trạng thừa chất hoặc ăn uống quá kiêng khem làm cho tâm trạng mẹ đi xuống. 

Áp lực về kinh tế và công việc cũng là một trong những nguyên nhân chính làm tâm lý mẹ bầu luôn có xu hướng thay đổi tiêu cực. Đặc biệt là những mẹ đơn thân, làm mẹ khi chưa có vững tài chính cũng như kinh nghiệm (trẻ vị thành niên).

Gia đình, công việc là yếu tố tác động mạnh nhất đến mẹ và bé

Những ảnh hưởng từ thay đổi tâm lý mẹ bầu

Trong quá trình mang thai ngoài dinh dưỡng, thì tâm lý mẹ bầu cũng rất được chú trọng. Vậy tâm lý mẹ bầu sẽ có những ảnh hưởng tốt xấu gì đến mẹ và bé: 

Khi mẹ bầu luôn có tâm trạng vui vẻ

Mẹ bầu có tâm trạng vui vẻ thì cơ thể mẹ sẽ luôn cảm thấy thoải mái, ăn uống cũng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nếu trong quá trình mang thai mẹ luôn mang tâm trạng vui vẻ thì khả năng sinh con ra sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn rất nhiều.

Khi mẹ bầu luôn có tâm trạng tiêu cực, không tốt

Ngược lại, khi tâm trạng mẹ bầu không tốt sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tới mẹ và thai nhi:

  • Về phía mẹ: Sức khỏe bị giảm sút, tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật. Nguy cơ mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm mang thai tăng cao. Bệnh lý này không chỉ là ác mộng của mẹ, mà còn là một tác động tâm sinh lý xấu đến thai nhi.

  • Về phía thai nhi: Cảm xúc của mẹ sẽ làm chậm sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tới tính cách của trẻ sau khi sinh. Nguy cơ trẻ sinh ra bị tăng động và tự kỷ cao.

Tâm trạng mẹ bầu tác động trực tiếp đến tính cách của bé

Cách giúp tâm lý mẹ bầu thoải mái trong quá trình mang thai

Quá trình mang thai là một quá trình vất vả đối với mỗi mẹ bầu. Sự thay đổi về cơ thể cũng như về tâm sinh lý cũng khiến mẹ trở nên nhạy cảm và lo lắng hơn rất nhiều. Vì sự phát triển khỏe mạnh sau này của trẻ, mẹ nên chuẩn bị cho mình hành trang và tâm lý tốt cho cả quá trình mang thai.

Trong quá trình mang thai, người chồng sẽ là người đồng hành đặc biệt của vợ mình. Hãy chuẩn bị sẵn sàng đón nhận sự thay đổi về mặt thể trạng - tâm lý của vợ. Chỉ cần dành một chút thời gian lắng nghe tâm sự của mẹ bầu, tạo cho cô ấy một sự quan tâm và không bị bỏ rơi. Tạo cho cô ấy cảm giác an toàn, luôn được yêu thương như: đi dạo cùng nhau, giúp đỡ việc nhà,...

Ngoài chồng thì gia đình hai bên nội - ngoại cũng nên quan tâm và tôn trọng những mong muốn mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Để cô ấy cảm thấy vui vẻ và thoải mái trong suốt thai kỳ.

Trên hết, thì bản thân mẹ bầu cũng hãy tự thiết lập cho mình một lối sống lành mạnh và ăn uống điều độ. Cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất, tập thể dục nhẹ nhàng và uống nhiều nước mỗi ngày. Tránh xa các chất kích thích và duy trì lối sống ăn đúng giờ, đúng bữa.

Bên cạnh đó, hãy mở lòng và tâm sự những điều khó khăn, lo lắng mà mình gặp trong quá trình mang thai cho chồng hoặc người thân nhất.

Người chồng đồng hành cùng vợ trong suốt quá trình mang thai

Mẹ cần biết rằng, mỗi đứa trẻ khỏe mạnh đều được sinh ra từ những bà mẹ khỏe mạnh. Và mọi tác động xấu ảnh hưởng tới tâm lý mẹ bầu cũng sẽ gây nên tác động xấu cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần chuẩn bị một tinh thần tốt trong suốt quá trình mang thai. Những chia sẻ trên có lẽ sẽ giúp ích cho mẹ bầu phần nào đó trong quá trình mang thai.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo