-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Bà bầu có ăn bánh trung thu được không? 5 điều mẹ không nên bỏ qua
Những chiếc bánh trung thu thơm ngon, bắt mắt không khỏi làm các mẹ bầu xao xuyến mỗi dịp trung thu về. Tuy nhiên, vị bánh trung thu thường rất ngọt nên rất dễ ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Liệu bà bầu ăn bánh trung thu được không? Cần lưu ý những điều gì khi ăn, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Bà bầu ăn bánh trung thu được không?
Trong một chiếc bánh trung thu truyền thống chứa rất nhiều đường ở dạng hấp thụ nhanh gây tăng đường máu. Nếu là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai thì khi ăn loại bánh này dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và có gây hại tới sức khỏe của bé. Hiểu được nỗi lo lắng này, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện đa dạng các loại mẫu bánh dành riêng cho các mẹ bầu.
Từ nay, bạn sẽ không cần phải thắc mắc xem liệu “Bà bầu ăn bánh trung thu được không?” nữa rồi. Bởi, thành phần làm nên những chiếc bánh dành riêng cho bà bầu là từ các loại ngũ cốc, hạt dinh dưỡng và đường ăn kiêng.
Bà bầu ăn bánh trung thu được không?
Bà bầu ăn bánh trung thu được không? Lưu ý khi sử dụng sản phẩm
Như đã đề cập ở trên, bánh trung thu dành cho bà bầu hiện rất đa dạng về mẫu mã và phong phú về hương vị. Nếu muốn an tâm sử dụng sản phẩm mà không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé thì mẹ nên chú ý những điều sau đây.
Chọn đơn vị sản xuất sản phẩm uy tín
Trên thị trường có rất nhiều đơn vị sản xuất bánh trung thu. Bạn nên lựa chọn những nơi có thương hiệu để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng bánh. Tuyệt đối không nên mua bánh khi không rõ nguồn gốc, thành phần. Bởi rất có thể sản phẩm này mang đến tình trạng gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm,... cho mẹ bầu.
Không nên ăn bánh quá ngọt
Bánh trung thu truyền thống mang vị ngọt đặc trưng nhưng trong khi mang thai, bạn nên hạn chế đồ ngọt để tránh những biến chứng khó lường. Vì thế, nếu chọn bánh trung thu truyền thống, bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ trong ngày.
Tốt nhất, bạn nên chọn bánh trung thực dưỡng - sản phẩm chuyên dành cho người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch. Loại bánh này làm từ các loại ngũ cốc kết hợp hạt dinh dưỡng. Bánh có ưu điểm ít ngọt, không sử dụng nhiều dầu ăn, đáp ứng được nhu cầu ăn uống lành mạnh.
Sử dụng bánh trung thu thực dưỡng dành cho bà bầu
Không ăn bánh thay cho bữa chính
Hàm lượng chất dinh dưỡng và vitamin trong bánh Trung thu rất ít. Ngoài ra còn chứa nhiều hoạt chất không tốt gây hại cho đường tiêu hóa. Chính vì thế, mẹ bầu chỉ nên sử dụng sản phẩm vào bữa phụ, ăn xen kẽ với lượng nhỏ. Không nên ăn vào ban đêm và tuyệt đối không thay thế bữa ăn chính trong ngày.
Không ăn các bánh có mùi lạ
Khi phát hiện bánh trung thu có mùi lạ, đây là lúc sản phẩm không còn đảm bảo về chất lượng. Rất có thể, bánh đã bị hỏng hoặc trong thành phần có chứa những chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Bạn không nên ăn những loại bánh như vậy để tránh ảnh hưởng đến chính bản thân mình cũng như em bé trong bụng.
Không sử dụng kèm nước ngọt
Hàm lượng chất béo có trong một chiếc bánh trung thu rất cao. Nếu kết hợp thêm lượng đường có trong nước ngọt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn cho cơ thể mẹ bầu. Chính vì vậy, dù ăn bánh xong có khát, hãy sử dụng 1 ly nước lọc chứ tuyệt đối không nên uống nước ngọt ngay mẹ nhé.
Trường hợp nếu mẹ bầu là một người khéo tay, hay làm, mẹ cũng có thể tham khảo cách làm bánh trung thu tại nhà trên các diễn đàn để tính an toàn cho bé được tăng cao.
Hãy uống nước lọc chứ đừng sử dụng nước ngọt sau khi ăn bánh trung thu
Qua bài viết, chắc chắn bạn đã trả lời được câu hỏi “Bà bầu ăn bánh trung thu được không?” rồi nhỉ. Chúc mẹ bầu có một mùa trung thu an lành, hạnh phúc và vui vẻ bên bạn bè, người thân.
Xem thêm:
- Top các thành phần mỹ phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai
- Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng quy trình tại nhà
- Những kiến thức mẹ cần biết: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
- Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Hướng dẫn cách để có đủ sữa cho bé
- Sữa mẹ có vị gì, màu sắc như thế nào mới là tốt?
- Vấn đề mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải liệu có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu bị tiêu chảy do đâu? 5 mẹo điều trị giúp mẹ nhanh khỏi
- Phương pháp da kề da và những lợi ích tuyệt vời mẹ nên biết
- Vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh và lời khuyên từ chuyên gia mẹ nên biết
- Vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng, mẹ có nên cho đi khám?
- Mẹo phân biệt cúm A và cúm thường trong 5 giây mẹ nên biết
- Giải đáp vấn đề: “Có nên sấy tóc cho trẻ sơ sinh không?”
- Mua đồ cho bé sơ sinh - Những mẹo mẹ nên biết để tránh lãng phí
- Lưu ý trong dưỡng da và cách chọn kem dưỡng da mùa đông cho bé
- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - Kẻ tử thần bên nôi
- Tâm lý mẹ bầu thay đổi qua từng giai đoạn như thế nào?
- Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh và 5 dấu hiệu nhận biết
- Cách giữ ấm cho bé ban đêm không bị lạnh, tránh bệnh nguy hiểm
- 5 nguyên tắc giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh kéo dài
- Lắng nghe giải pháp dành cho bé biếng ăn
- Món bà bầu nên ăn vào buổi tối không lo tăng cân, con khỏe
- Adenovirus là gì? Adenovirus nguy hiểm như thế nào đến trẻ nhỏ
- TOP 5 cách điều trị đái dầm ở trẻ an toàn mẹ không nên bỏ qua
- Triệu chứng cúm A ở trẻ là gì? Phân biệt cúm A với cảm lạnh và Covid - 19
- Sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ bầu suýt qua đời vì cố ăn bát cháo
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 3
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 2
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 1
- Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh mùa mưa bão, tránh bệnh nguy hiểm
- Mẹ bầu thức khuya - Con chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, sinh ra hay quấy khóc
- Mang thai mùa hè và những điều mẹ bầu không nên bỏ qua
- Tiêm vacxin cho bà bầu và những thông tin mẹ cần biết
- Sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt mẹ bầu cần biết
- Nước ép cà chua có tốt cho bà bầu?
- Sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè nắng nóng
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách, không lo ốm vặt
- Máy lọc không khí có nên dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh không?
- Lợi ích từ cháo cá chép đối với mẹ bầu
- Kinh nghiệm chọn sữa cho mẹ bầu
- Các loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh
- Xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thai
- Các biến chứng khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Những tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu
- Trầm cảm nguy hiểm như thế nào đến mẹ bầu?
- Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu
- Những TIP nhỏ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn
- Các loại thuốc mẹ không nên dùng khi mang thai
- Thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu
- Các bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu