-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Những kiến thức mẹ cần biết: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Việc tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn không phải chuyện dễ dàng đối với các chị em, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Thấu hiểu được điều đó Bách Hóa Vì Dân sẽ chia sẻ cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách và hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Những điều cần biết trong cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Dây rốn sau khoảng từ 7 - 14 ngày sẽ chuyển sang màu nâu đen và tự rụng xuống. Tuy nhiên, phần cuống rốn khá nhạy cảm và rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, việc vệ sinh cuống rốn cần đặc biệt chú trọng và nhẹ nhàng khi tắm cho bé trong giai đoạn chưa rụng rốn.
Sau khi sinh ra, mẹ có thể tắm cho con và nên duy trì hàng ngày. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám trên da, gây bệnh và tạo cảm giác ngứa ngáy cho bé.
Một số mẹ lo lắng khi tắm khiến ướt rốn, từ đó rốn bé lâu rụng hơn. Trên thực tế, thì việc vệ sinh cơ thể cho bé không làm ảnh hưởng đến quá trình rụng rốn, cũng như việc phục hồi của vết rụng. Nhưng việc này có thể kéo dài, nếu như cách tắm cho bé không đúng cách.
Những điều cần biết trong cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Những bước tắm đúng chuẩn cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Để có thể tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo những bước dưới đây:
Chuẩn bị sẵn đồ dùng trước khi tắm
-
Lấy sẵn 2 chậu nước ấm, có thể sử dụng cùi chỏ hoặc da bên trong cánh tay để kiểm tra nhiệt độ nước. Cần đảm bảo nhiệt độ nước không quá lạnh và cũng không quá nóng, khoảng từ 37 - 38 độ C.
-
Lưới tắm hoặc ghế tắm: Đối với những mẹ chưa có kinh nghiệm, việc sử dụng chúng sẽ giúp mẹ rất nhiều trong quá trình tắm cho bé đó.
-
Sữa tắm: Nên ưu tiên những loại sữa tắm cho thành phần như: Acid lactic và lactoserum và hạn chế các loại sữa tắm chứa mùi hương nhân tạo.
-
Khăn lau lớn 2 cái: Có chất liệu mềm mại đủ bao bọc trẻ.
-
Khăn xô nhỏ 2 cái.
-
Quần áo sạch.
-
Tất tay, tất chân (nếu vào mùa đông).
Chuẩn bị sẵn đồ dùng trước khi tắm cho bé
Quy trình tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách
Trong quy trình tắm cho bé gồm có các bước như sau:
-
Bước 1: Lựa chọn không gian tắm ấm áp, kín gió. Sau đó cởi quần áo, tã ra.
-
Bước 2: Dùng khăn xô nhúng nước ấm lau mặt, tai, cổ cho bé. Mẹ chỉ nên dùng nước ấm, không được thêm sữa tắm vào, để tránh vào mắt hoặc miệng trẻ.
-
Bước 3: Mẹ lấy một lượng sữa tắm nhỏ massage lên đầu bé một cách nhẹ nhàng. Trong lúc massage, phụ huynh nên dùng thịt của ngón tay, tránh để móng tay tiếp xúc với da bé. Sau đó, mẹ lấy khăn được nhúng ướt lau nhẹ nhàng hết phần xà phòng đi.
-
Bước 4: Cho một ít sữa tắm hòa tan vào chậu nước ấm, tiếp đến dùng khăn xô thấm nước pha sữa tắm lau người cho bé. Chú ý làm sạch những phần có nếp gấp như: cổ, cổ tay, nách, háng, đầu gối và cổ chân.
-
Bước 5: Dùng khăn đã chuẩn bị trước, lau khô người và bọc cơ thể của bé lại. Sau đó, mẹ mặc quần áo cho bé đến đâu thì mở khăn ra đến đó. Nếu thời tiết lạnh mẹ nên sử đeo thêm tất chân và tất tay cho bé nữa nhé.
Lúc tắm tránh không nên để nước vào mắt bé
Vệ sinh rốn cho bé sau khi tắm
Đối với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn các mẹ cần hạn chế làm ướt phần rốn của con. Khi tắm xong, nên dùng tăm bông khô để hút hết phần nước bám vào rốn của bé. Sau đó, dùng tăm bông thấm cồn 70 độ để sát khuẩn xung quanh cuống rốn cho bé.
Mẹ nên kiểm tra kỹ và chắc chắn vùng rốn có khô ráo hoàn toàn trước khi mặc quần áo cho trẻ. Khi mặc tã cho bé, nên để phần tã nằm dưới rốn tránh tình trạng bí hơi.
Không nên bôi bất kỳ loại thuốc dân gian, cũng như kem dưỡng lên rốn bé. Trong trường hợp thấy bất kỳ dấu hiệu nào như: rốn có dịch, mùi hôi, chảy mủ hoặc máu,... cần đưa trẻ vào viện để kiểm tra ngay.
Vệ sinh rốn cho bé sau khi tắm bằng cồn 70 độ
Câu hỏi liên quan đến việc tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Dưới đây là giải đáp những thắc mắc thường gặp xoay quanh vấn đề tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn.
Có nên sử dụng sữa tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn không?
Mẹ có thể dùng loại sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh để vệ sinh cho bé khi chưa rụng rốn. Nhưng cũng cần tránh những sản phẩm có chứa chất tẩy rửa mạnh khiến da bé dễ bị kích ứng.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh không khóc là như thế nào?
Bé thường hay khóc khi tắm có thể là thay đổi không gian, thiếu cảm giác an toàn, thay đổi tư thế hoặc nhiệt độ nước quá lạnh hoặc quá nóng,...
Mẹ nên kiểm tra kỹ nhiệt độ trước khi tắm cho bé đã đạt trong khoảng nhiệt độ tiêu chuẩn chưa. Vậy tắm cho trẻ sơ sinh nước bao nhiêu độ là phù hợp nhất. Nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé là khoảng 36 - 38 độ C. Phụ huynh cũng có thể sử dụng khuỷu tay để kiểm tra mức độ nóng của nước.
Để trẻ không khóc trong khi tắm, mẹ nên kết hợp nói chuyện và âu yếm bé. Điều này nhằm tạo cảm giác an toàn, đồng thời cũng giúp con không có cảm giác lo lắng hay khó chịu gì nữa.
Khoảng thời gian phù hợp để tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Thời điểm phù hợp để tắm cho bé là khi nhiệt độ trong ngày ấm áp nhất như: buổi trưa từ 9 đến 11 giờ hoặc chiều từ 15 đến 16 giờ. Lưu ý nhỏ rằng bố mẹ không nên cho bé tắm lâu quá 5 phút nhé.
Bố mẹ không nên cho bé tắm lâu quá 5 phút
Với những mẹ lần đầu có con, việc tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn là một điều khá mới mẻ. Thế nhưng qua bài viết chia sẻ về cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn ở trên, mong rằng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho các bậc phụ huynh. Vậy nên, cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cũng không phải khó đối với các mẹ đúng không?
Xem thêm:
- Top các thành phần mỹ phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai
- Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng quy trình tại nhà
- Sữa mẹ ít dần phải làm sao? Hướng dẫn cách để có đủ sữa cho bé
- Sữa mẹ có vị gì, màu sắc như thế nào mới là tốt?
- Vấn đề mẹ bầu đau 1 bên mông trái hoặc phải liệu có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu bị tiêu chảy do đâu? 5 mẹo điều trị giúp mẹ nhanh khỏi
- Phương pháp da kề da và những lợi ích tuyệt vời mẹ nên biết
- Vệ sinh vùng kín trẻ sơ sinh và lời khuyên từ chuyên gia mẹ nên biết
- Vùng kín trẻ sơ sinh có màu trắng, mẹ có nên cho đi khám?
- Mẹo phân biệt cúm A và cúm thường trong 5 giây mẹ nên biết
- Giải đáp vấn đề: “Có nên sấy tóc cho trẻ sơ sinh không?”
- Mua đồ cho bé sơ sinh - Những mẹo mẹ nên biết để tránh lãng phí
- Lưu ý trong dưỡng da và cách chọn kem dưỡng da mùa đông cho bé
- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - Kẻ tử thần bên nôi
- Tâm lý mẹ bầu thay đổi qua từng giai đoạn như thế nào?
- Nguyên nhân sặc sữa ở trẻ sơ sinh và 5 dấu hiệu nhận biết
- Cách giữ ấm cho bé ban đêm không bị lạnh, tránh bệnh nguy hiểm
- 5 nguyên tắc giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh kéo dài
- Lắng nghe giải pháp dành cho bé biếng ăn
- Món bà bầu nên ăn vào buổi tối không lo tăng cân, con khỏe
- Adenovirus là gì? Adenovirus nguy hiểm như thế nào đến trẻ nhỏ
- TOP 5 cách điều trị đái dầm ở trẻ an toàn mẹ không nên bỏ qua
- Triệu chứng cúm A ở trẻ là gì? Phân biệt cúm A với cảm lạnh và Covid - 19
- Sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ bầu suýt qua đời vì cố ăn bát cháo
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 3
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 2
- 37 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và mẹo xử lý nhanh chóng - phần 1
- Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh mùa mưa bão, tránh bệnh nguy hiểm
- Mẹ bầu thức khuya - Con chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, sinh ra hay quấy khóc
- Bà bầu có ăn bánh trung thu được không? 5 điều mẹ không nên bỏ qua
- Mang thai mùa hè và những điều mẹ bầu không nên bỏ qua
- Tiêm vacxin cho bà bầu và những thông tin mẹ cần biết
- Sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt mẹ bầu cần biết
- Nước ép cà chua có tốt cho bà bầu?
- Sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè nắng nóng
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách, không lo ốm vặt
- Máy lọc không khí có nên dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh không?
- Lợi ích từ cháo cá chép đối với mẹ bầu
- Kinh nghiệm chọn sữa cho mẹ bầu
- Các loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh
- Xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thai
- Các biến chứng khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Những tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu
- Trầm cảm nguy hiểm như thế nào đến mẹ bầu?
- Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu
- Những TIP nhỏ giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn
- Các loại thuốc mẹ không nên dùng khi mang thai
- Thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu
- Các bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu