Bách hóa Vì Dân
Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt mẹ bầu cần biết

Mang thai là một hành trình với đầy thử thách nhưng cũng vô cùng tuyệt với bất kỳ người mẹ nào. Để có thể tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc khi được làm mẹ thì mẹ bầu cần theo dõi, nhận biết những thay đổi của cơ thể trong từng tam cá nguyệt. Bách Hóa Vì Dân sẽ cung cấp cho đầy đủ cho bạn biết về sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn trong bài viết dưới đây.

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ nhất (từ tuần 01 - 13)

Trong khoảng thời gian đầu của tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi bởi cơ thể xuất hiện những thay đổi như: căng tức ngực, buồn nôn, ốm nghén, đau nhức cơ thể, tâm trạng dễ thay đổi,...Thời gian này, mẹ bầu hãy giữ một tinh thần thoải mái, tránh làm tâm trạng bị căng thẳng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Sự phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ nhất cụ thể:

Tuần 02: phôi thai hình thành và bắt đầu làm tổ. Tổ của bé có thể được nhìn thấy rõ nhất bắt đầu vào tuần thứ 03.

Tuần 05: em bé của bạn giống như một chú nòng nọc. Hệ thống tuần hoàn ở tuần này cũng bắt đầu hình thành, bé cũng đã có tim thai.

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ nhất

Tuần 06: là tuần bé có tai, mũi, miệng, ruột, tủy sống và não bộ cũng đã phát triển. Lúc này, bé của bạn có kích thước bằng hạt đậu từ 04 - 07mm.

Tuần 07: tay chân của bé tí xíu như mái chèo đang hình thành và phát triển, chiều dài bé cưng lúc này là 09 - 15mm.

Tuần 08: là tuần hình thành hệ thần kinh nguyên thủy. Kích thước của bé lúc này khoảng 16 - 22mm.

Tuần 09: hình thái cơ bản của bé hình thành. Qua hình ảnh siêu âm, bạn đã có thể nhìn thấy dái tai, đuôi nòng nọc lúc này đã biến mất. Chiều dài của bé có thể đạt đến 30mm và cân nặng của mẹ bầu lúc này cũng tăng lên nhanh chóng.

Tuần 10: tay chân bé đã có thể gập duỗi, móng tay và móng chân bé cũng bắt đầu hình thành.

Tuần 11: những chồi răng nhỏ xinh đã xuất hiện dưới nướu răng bé.

Tuần 12: những ngón chân có thể cong lại, não bộ của bé ở tuần này cũng phát triển mạnh mẽ hơn.

Tuần 13: tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, các cơ quan nội tạng, tĩnh mạch của bé đã có thể thấy rõ qua làn da.

Thai nhi tuần thứ mười ba

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai (tuần 14 – 27)

Giai đoạn này là khoảng thời gian mẹ có thể cảm nhận được sự phát triển rõ ràng của bé. Trong giai đoạn này, mẹ cũng phải ăn nhiều và đa dạng các nhóm chất, vitamin,... để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai. 

Tuần 14: bé của mẹ đã có thể vận động cơ mặt do có các xung thần kinh. Bé cũng đã biết mút tay và thận đã bắt đầu làm việc.

Tuần 15: bé yêu lúc này đã lớn bằng quả táo, lúc này bạn cũng đã có thể biết được rõ ràng giới tính của bé rồi đấy.

Tuần 16: bé lớn bằng một quả bơ, da đầu được tạo thành và mẹ bầu đã có thể cảm giác được “thai máy”. Bé đã biết vùng vẫy, bung đạp bởi đôi chân lúc này rất phát triển.

Tuần 17: bé bắt đầu biết lăn, xoay, lật nhiều hơn. 

Tuần 18: hệ tiêu hóa của bé lúc này bắt đầu hoạt động, bé có thể nghe được những gì bạn nói. Lúc này, chiều dài của bé là khoảng 14cm.

Thai nhi 15 tuần đã biết rõ giới tính và 16 tuần đã có các cử động thai máy

Tuần 19: lớp bảo vệ da của bé phát triển hơn.

Tuần 20: bé bắt đầu thải phân su có màu đen hoặc xanh đậm. Bé đã dài được 26cm rồi.

Tuần 21: toàn thân bé được phủ một lớp lông tơ mềm giúp giữ chất gây trên da của bé.

Tuần 22: lông mày, tóc của bé được nhìn thấy rõ hơn và bé đã dài gấp đôi tuần 18.

Tuần 23: vân chân, vân tay bé đã hình thành, mắt cũng đã chuyển động nhanh hơn. Bé cũng có những chuyển động đột ngột do biết nấc.

Tuần 24: trên da bắt đầu xuất hiện những nếp nhăn rõ ràng. Ở tuần thai này bé nặng khoảng 600g và dài đến 30cm.

Tuần 25: khi nghe giọng của mẹ, bé có thể đạp chân, cử động để phản hồi lại âm thanh.

Tuần 26: phổi bé phát triển và bắt đầu sản xuất surfactant.

Tuần 27: tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ hai, lớp mỡ bắt đầu xuất hiện khiến cho da bé mịn hơn, tóc trên da đầu cũng phát triển hơn.

Thai nhi 27 tuần đã có lớp tóc xuất hiện trên da đầu

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ ba

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba là ba tháng cuối cùng của sự phát triển của thai nhi. Ngôi nhà nhỏ của bé lúc này cũng đã trở nên chật chội hơn bởi sự phát triển từng ngày của bé đã mạnh mẽ hơn, các cơ quan quan trọng cũng dần hoàn thiện.

Tuần 28: mí mắt bé mở một phần và lông mi đã xuất hiện rồi mẹ nhé

Tuần 29 - 30: mí mắt bé mở to, tủy xương đã bắt đầu sản sinh ra hồng cầu, bé đã biết duỗi người, đá chân. Cân nặng của bé rơi vào khoảng 1,3kg.

Tuần 31 - 32: thai nhi nặng đến 1,7 kg và bé bắt đầu tập thở.
Tuần 33: bé đã có phản ứng với sự kích thích của ánh sáng, giai đoạn này xương bé cũng chắc khỏe hơn.

Tuần 34 - 35: móng tay bé mọc dài, da mịn màng và có màu hồng. Bé lúc này nặng khoảng 2,1kg.

Tuần 36 - 37: bé bắt đầu ít quẫy đạp hơn vì cân nặng của bé tăng, tổ ấm của bé cũng chật hẹp hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn cảm nhận rõ từng cử động của bé. Giai đoạn này bé đã quay đầu, di chuyển vào vùng xương chậu và sẵn sàng hành trình vượt cạn cùng mẹ.Tuần 38: móng chân dài ra, lông rụng hết khỏi người và cân nặng khoảng 2,9 kg.

Tuần 39 - 40: đây là thời điểm vàng cho sự gặp nhau của hai mẹ con rồi đấy.

Thai 36 - 37 tuần đã quay đầu và sẵn sàng bước vào hành trình vượt cạn cùng mẹ

Trên đây là sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình thai kỳ mà Bách Hóa Vì Dân đã tổng hợp được. Sau khi chào đón con yêu ra đời, mẹ chắc chắn sẽ trở nên bận rộn hơn nhưng cũng đừng quên chăm sóc cho chính bản thân mình nhé.

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm an toàn Sản phẩm an toàn
Đổi trả trong 24h Đổi trả trong 24h
Giao hàng nhanh chóng Giao hàng nhanh chóng
zalo